Tàu_chiến-tuần_dương
Tàu_chiến-tuần_dương

Tàu_chiến-tuần_dương

Tàu chiến-tuần dương (tiếng Anh: battlecruiser hoặc battle cruiser; tiếng Việt còn gọi là tàu tuần dương chiến đấu hay tàu tuần dương thiết giáp) là những tàu chiến lớn vào nửa đầu của thế kỷ 20 được Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng lần đầu tiên. Tàu chiến-tuần dương được phát triển như là kiểu tiếp nối của tàu tuần dương bọc thép, nhưng sự tiến triển của chúng có liên quan gần gũi với sự hình thành kiểu thiết giáp hạm thế hệ dreadnought. Chiếc đầu tiên như vậy, Invincible, ban đầu được thiết kế như một "tàu tuần dương dreadnought".Tàu chiến-tuần dương nói chung có kích cỡ và phí tổn tương đương với thiết giáp hạm cùng thế hệ, thường sử dụng chung một dàn pháo chính hạng nặng, nhưng đánh đổi lớp vỏ giáp hay hỏa lực để có tốc độ nhanh hơn. Những tàu chiến-tuần dương đầu tiên mang lớp vỏ giáp yếu hơn đáng kể so với thiết giáp hạm tương đương, có nghĩa là chúng không định chịu đựng nổi cỡ pháo mà bản thân chúng mang theo; do đó kiểu tàu này sẽ gây nhiều hư hại cho đối thủ hơn là chúng có thể chịu đựng.Mối liên quan giữa tàu chiến-tuần dương và thiết giáp hạm chưa bao giờ được tách biệt rõ ràng. Việc phát minh ra tàu chiến-tuần dương trong Hải quân Hoàng gia được thúc đẩy bởi Đô đốc Jackie Fisher, người đã tiên đoán rằng đây sẽ là một kiểu tàu tuần dương bọc thép mới mang tính cách mạng có thể thay thế cho thiết giáp hạm trong vai trò vũ khí trên biển chủ yếu của Anh. Ý tưởng của Fisher tập trung vào việc tàu chiến-tuần dương hoạt động bảo vệ đế chế, được hướng dẫn bởi mạng lưới thông tin toàn cầu và việc vạch đường từ Bộ Hải quân, nhằm tiêu diệt những con tàu yếu hơn muốn cướp bóc tàu bè thương mại trong vùng biển quốc tế, và đối đầu các tàu chiến mạnh hơn bằng hỏa lực chính xác ở tầm xa hơn.Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ nhất, tàu chiến-tuần dương được sử dụng chủ yếu như một sự bổ sung các đơn vị di chuyển nhanh và khó bắn trúng cho hạm đội thiết giáp hạm. Tàu chiến-tuần dương đã tạo nên một phần hải quân các nước Anh, ĐứcNhật Bản trong Thế Chiến I và đã tham gia nhiều cuộc cướp phá và đụng độ lẻ tẻ cũng như trong trận Jutland.[1]Trong vai trò cướp tàu buôn được Đô đốc Fisher tiên đoán, tàu chiến-tuần dương được tàu ngầmmáy bay thay thế. Quyết định của Đức tham gia cuộc chiến tranh tàu ngầm không hạn chế vào năm 1917, một quyết định được các cường quốc hải quân chủ yếu khác trong Thế Chiến II ganh đua, diễn tả suy nghĩ phía sau là tàu chiến-tuần dương đã lạc hậu.Đến cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất, ít có điểm khác biệt giữa thiết kế của một tàu chiến-tuần dương so với một thiết giáp hạm nhanh. Sau khi chiến tranh kết thúc, cả Anh Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ đều thiết kế những tàu chiến-tuần dương với vũ khí tương đương với thiết giáp hạm, cho dù nhanh hơn và vỏ giáp không dày bằng. Hiệp ước Hải quân Washington, vốn giới hạn việc chế tạo tàu chiến chủ lực từ năm 1922 đã coi thiết giáp hạm và tàu chiến-tuần dương là như nhau. Thế hệ tàu chiến-tuần dương mới được vạch kế hoạch đều bị tháo dỡ theo những điều khoản của Hiệp ước này.Từ 1930, chỉ còn Hải quân Hoàng gia tiếp tục coi tàu chiến-tuần dương như một lớp tàu riêng biệt trong việc phân lớp những tàu chiến thế hệ Đệ Nhất thế chiến còn phục vụ trong hạm đội.[2] Tuy nhiên, các lớp tàu chiến chủ lực nhanh nhẹ, do Đức và Pháp phát triển ScharnhorstDunkerque lại thường được xem như những tàu chiến-tuần dương, vì chúng có vỏ giáp tương đương nhưng nhỏ hơn và mang cỡ pháo nhỏ hơn so với những thiết kế thiết giáp hạm tiếp theo vốn được xem là những thiết giáp hạm nhanh.Chiến tranh Thế giới thứ hai chứng kiến sự hoạt động trở lại của các tàu chiến-tuần dương, đa số bao gồm những chiếc thời Thế Chiến I được hiện đại hóa cũng như những chiếc được đóng mới trong giai đoạn 1930. Chúng cũng bao gồm mối quan tâm được làm sống lại về một kiểu tàu chiến lớn "diệt tàu tuần dương", tuy nhiên có rất ít chiếc được hoàn tất, vì việc đóng các tàu chiến chủ lực bị cắt giảm giành ưu tiên cho việc chế tạo tàu hộ tống vận tải, tàu sân bay và tàu hàng đang cần đến nhiều hơn. Trong giai đoạn hậu-Thế Chiến II, một số nhỏ tàu chiến được mô tả như là những tàu chiến-tuần dương, như lớp tàu tuần dương tên lửa Kirov của Liên Xô (cũ).