Danh_sách_Hoàng_đế_Nhà_Hán

Nhà Hánhoàng triều thứ hai của Trung Quốc kế tục Nhà Tần (221-207 TCN) và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220 – 265). Kéo dài hơn 4 thế kỷ, Nhà Hán được xem là một trong các triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Lịch sử Nhà Hán được chia thành hai giai đoạn khác nhau là Tây Hán (202 TCN – 9 CN) với kinh đô ở Trường AnĐông Hán (25 – 220) với kinh đô ở Lạc Dương.Nhà Hán được thành lập bởi Lưu Bang, tức Hán Cao Tổ (cai trị 202 – 195 TCN), một lãnh tụ khởi nghĩa nông dân nổi dậy chống lại sự cai trị hà khắc của Nhà Tần, và sau khi Nhà Tần sụp đổ ông đánh bại Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ vào năm 202 TCN. Trong số các vị Hoàng đế Nhà Hán, tại vị lâu nhất là Hán Vũ Đế (cai trị 141 – 87 TCN) với 54 năm. Triều đại của họ Lưu bị gián đoạn khi Vương Mãng – một ngoại thích Nhà Hán – soán ngôi và kiến lập Nhà Tân (9 – 23). Vương Mãng bị đánh bại và bị giết vào ngày 6 tháng 10 năm 23 trong cuộc khởi nghĩa Lục Lâm.[2] Sau đó, hoàng thân Lưu Tú, tức Hán Quang Vũ Đế (cai trị 25 – 57) đã tức vị vào ngày 5 tháng 8 năm 25, khôi phục lại chính quyền Nhà Hán, tiếp tục sự thịnh trị.[3][4] Hoàng đế cuối cùng của triều đại này là Hán Hiến Đế (cai trị 189 – 220), đã được quyền thần Đổng Trác đưa lên làm vua bù nhìn. Sau khi Đổng Trác bị tiêu diệt, ông vẫn bị một quyền thần khác là Tào Tháo (155 – 220) thao túng. Tào Tháo chuyên quyền lấn át thiên tử, ép buộc Hiến Đế phải phong mình làm Ngụy Vương.[5] Vào năm 220, con Tào Tháo là Tào Phi ép buộc Hán Hiến Đế phải thiện nhượng ngai vị Hoàng đế cho mình, sử gọi là Ngụy Văn Đế (cai trị 220 – 226), qua đó chấm dứt cơ nghiệp Nhà Hán kéo dài hơn 400 năm. Ngay sau khi Tào Phi cướp ngôi, một hoàng thân họ Lưu là Lưu Bị đã xưng đế ở đất Thục, lập nên Nhà Thục Hán, tuy nhiên do Thục Hán chỉ cai trị đất ở phía Tây Nam Trung Quốc chứ không cai trị Trung Nguyên, nên không được tính là một phần của Nhà Hán.Hoàng đế đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia.[6] Ông là người bổ nhiệm toàn bộ quan lại lớn nhỏ Trung ương, Thứ sử các châu, Thái thú các quận, và quan lại nhỏ ở các huyện.[7]