Nhà_Hán
Nhà_Hán

Nhà_Hán

Văn hóa Từ Sơn (~8.000 - 5.500 TCN)
Văn hóa Bùi Lý Cương (~7.000 - 5.000 TCN)
Văn hóa Lão Quan Đài (~5.800 - 5.000 TCN)
Văn hóa Hậu Lý (~6.500 - 5.500 TCN)
Văn hóa Bắc Tân (~5.300 - 4.100 TCN)
Văn hóa Ngưỡng Thiều (~5.000 - 3.000 TCN)
Văn hóa Hà Mỗ Độ (~5.000 - 4.500 TCN)
Văn hóa Mã Gia Banh (~5.000 - 3.000 TCN)
Văn hóa Đại Vấn Khẩu (~4.100 - 2.600 TCN)
Văn hóa Mã Gia Diêu (~3.300 - 2.100 TCN)
Văn hóa Long Sơn (~3.000 - 2.000 TCN)
Văn hóa Bảo Đôn (~2.500 - 1.750 TCN)Triều đại Trung Quốc
Nghệ thuật Trung Quốc
Nhà Hán (giản thể: 汉朝; phồn thể: 漢朝; Hán-Việt: Hán triều; bính âm: Hàn cháo; Wade–Giles: Han Ch'au; 206 TCN220) là triều đại kế tục nhà Tần (221 TCN207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280). Triều đại này được thành lập bởi Lưu Bang, một lãnh tụ khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Tần, được biết đến sau khi qua đời là Hán Cao Tổ (漢高祖). Triều đại nhà Hán bị gián đoạn bởi Vương Mãng, một ngoại thích nhà Hán, tự lập mình lên làm hoàng đế, thành lập nhà Tân (923). Sau đó, hoàng thân Lưu Tú đã khôi phục lại chính quyền nhà Hán, tiếp tục sự thịnh trị, được biết đến với tên gọi Hán Quang Vũ Đế (漢光武帝).Chính việc này đã chia nhà Hán thành hai giai đoạn: Tây Hán (西漢; 206 TCN9) với kinh đôTrường An (長安) và Đông Hán (東漢; 23220) với kinh đô ở Lạc Dương (雒陽).Kéo dài 4 thế kỷ, nhà Hán được xem như là Triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc.[3] Cho đến ngày nay, nhóm dân tộc chiếm phần lớn dân số Trung Quốc cũng tự cho mình là người Hán, và chữ viết Trung Quốc cũng được xem là chữ Hán.[4]Nhà Hán đặt ra các khu vực cai trị được quản lý trực tiếp từ trung ương, thường được gọi là quận và một số nước chư hầu. Tuy nhiên, những nước này đã dần dần bị loại bỏ, đặc biệt là sau Loạn bảy nước xảy ra dưới thời Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Năm 200 TCN, một quốc gia du mục ở miền Bắc là Hung Nô đã đánh bại quân đội nhà Hán. Sau khi thất bại, nhà Hán đã bắt đầu dựng lên một cuộc hôn nhân giữa công chúa nhà Hán với vua Hung Nô. Và thực sự, nhà Hán đã chịu thua kém Hung Nô. Mặc dù hai bên đã ký hòa ước với nhau, nhưng người Hung Nô vẫn thường xuyên tấn công biên giới phía Bắc nhà Hán. Đến thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt, ông đã phát động nhiều chiến dịch quân sự chống trả, và những chiến thắng trong những cuộc chiến cuối cùng đã khiến Hung Nô phải thần phục và hằng năm nộp cống cho nhà Hán. Những chiến dịch mở rộng cương thổ được thực hiện chủ yếu tại lòng chảo Tarim, Trung Á. Thành lập một hệ thống thương mại rộng lớn tới tận khu vực Địa Trung Hải mà người ta thường gọi là con đường tơ lụa. Nhà Hán chia Hung Nô thành hai nước đối lập nhau, Nam và Bắc Hung Nô qua sông Y Lê. Tuy đã ổn định biên giới phía bắc, nhưng nhà Hán vẫn gặp nhiều cuộc tấn công của người Tiên Ti.

Nhà_Hán

• 25–57 Hán Quang Vũ Đế
• 180 TCN–157 TCN Hán Văn Đế
• 208–220 Tào Tháo
• 189–192 Đổng Trác
Tôn giáo chính Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáocác tôn giáo dân gian cùng tín ngưỡng bản địa khác
Chính phủ Quân chủ chuyên chế
• Năm 2[2] 57.671.400
• 206–193 TCN Tiêu Hà
• Ước lượng năm 50 TCN.[1] 6.000.000 km2
(2.316.613 mi2)
Vị thế Đế quốc
• Trận Cai Hạ, nhà Hán bắt đầu cai trị Trung Hoa 202 TCN
• 193–190 TCN Tào Tham
Đơn vị tiền tệ Tiền xu
Thời kỳ Đế quốc
• 220 Tào Phi
• 141 TCN–87 TCN Hán Vũ Đế
Thừa tướng  
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Hán cổ
Thủ đô Trường An
(長安; 206 TCN – 9, 190–195)
Lạc Dương
(雒陽; 25–190, 196)
Hứa Xương
(許昌; 196–220)
• 7 TCN–1 TCN Hán Ai Đế
• Thành lập 206 TCN
• Nhường ngôi cho nhà Tào Ngụy 220
• 202 TCN–195 TCN Hán Cao Tổ
• 189–220 Hán Hiến Đế
Hoàng đế  
• Vương Mãng cướp ngôi, lập Nhà Tân 9–23