Bình_nguyên_Hoa_Bắc
Bình_nguyên_Hoa_Bắc

Bình_nguyên_Hoa_Bắc

Bình nguyên Hoa Bắc hay đồng bằng Hoa Bắc (giản thể: 华北平原; phồn thể: 華北平原; bính âm: Huáběi Píngyuán, Hán Việt: Hoa Bắc bình nguyên) được tạo thành từ trầm tích của Hoàng Hà và là đồng bằng phù sa lớn nhất tại Đông Á. Bình nguyên có giới hạn ở phía bắc là Yên Sơn và phía tây là Thái Hành Sơn. Ở phía nam, nó giao với Bình nguyên Trung hạ du Trường Giang. Từ đông bắc đến đông nam, bình nguyên lần lượt giáp với Bột Hải, vùng cao nguyên của bán đảo Sơn Đông, và Hoàng Hải. Hoàng Hà chảy qua trung tâm của bình nguyên rồi đổ ra Bột Hải.Dưới đập Tam Môn Hạpđập Tiểu Lãng Để ở thung lũng sông cuối cùng trước khi vào bình nguyên Hoa Bắc, một đồng bằng rộng lớn đã dần được tạo ra từ phù sa Hoàng Hà trong hàng thiên niên kỉ. Bình nguyên Hoa Bắc trải rộng ra phần lớn các tỉnh Hà NamHà BắcSơn Đông và hợp với đồng bằng Trường Giang ở phía bắc hai tỉnh Giang TôAn Huy. Hoàng Hà uốn khúc qua vùng đồng bằng phì nhiêu và đông dân cư trước khi đổ ra Bột Hải. Đây là một trong các vùng nông nghiệp quan trọng nhất của Trung Quốc với các loại cây trồng như ngô, lúa miến, lúa mì vụ đông, rau, và bông.Phần phía nam của bình nguyên theo thói quen thường được gọi là Trung Nguyên (tiếng Trung: 中原; bính âm: Zhōngyuán), cái nôi của nền văn minh Trung Hoa.[1][2] Bình nguyên có diện tích 409,500 kilômét vuông (158,109 sq mi), hầu hết diện tích thấp hơn 50 mét (160 ft) so với mực nước biển. Thủ đô Bắc Kinh nằm ở rìa đông bắc của bình nguyên, Thiên Tân, một thành phố công nghiệp và cảng biển quan trọng, nằm ở bờ biển phía đông bắc.