Chữ_Hán_giản_thể
Chữ_Hán_giản_thể

Chữ_Hán_giản_thể

Giản thể tự hay Giản thể Trung văn (giản thể: 简体中文 hay 简体字; chính thể: 簡體中文 hay 簡體字; bính âm: jiǎntǐzhōngwén)[1] hay Quy Phạm Tự (规范字; bính âm: guīfànzì; chữ viết có quy phạm, chuẩn mực) là một trong hai cách viết tiêu chuẩn của chữ Hán hiện nay. Cách viết này được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giản hóa từ chữ Hán phồn thể nhằm tăng tỷ lệ biết chữ và đơn giản hóa cách viết chữ Hán. Trung văn giản thể được sử dụng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, SingaporeMalaysia. Tuy nhiên, đây là một trong nhiều cách đơn giản hóa chữ Hán đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ qua.Chữ Hán phồn thể, trong khi đó, được sử dụng ở Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và bởi nhiều cộng đồng Hoa kiều. Gần đây chữ Hán giản thể dần dần giành được sử phổ biến trong cộng đồng Hoa kiều do ngày càng có nhiều người Trung Quốc di cư ra nước ngoài.Loại chữ Hán giản thể này được tạo ra bằng cách giảm số nét viết của nhiều chữ Hán phồn thể. Nhiều chữ được đơn giản hóa bằng cách áp dụng các quy luật thông thường, ví dụ như bằng cách thay thế một số bộ bằng bộ khác gần (theo cách mà chữ Hán đã được sáng tạo ra, đặc biệt là chữ biểu thị âm và ý nghĩa). Nhiều chữ được đơn giản hóa không theo quy tắc và nhiều chữ được giản thể hóa thì không đồng dạng với chữ phồn thể.

Liên quan