Trận_sông_Marne_lần_thứ_hai
Trận_sông_Marne_lần_thứ_hai

Trận_sông_Marne_lần_thứ_hai

Trận sông Marne lần thứ hai, còn gọi là Cuộc Tổng tấn công Marne-Reims[8] hoặc là Trận chiến Reims[9] (15 tháng 7 - 16 tháng 9 năm 1918) là một trận đánh lớn trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trận chiến mở đầu với đợt tấn công cuối cùng và đỉnh điểm[10] trong Chiến dịch Mùa Xuân năm 1918 của Quân đội Đế chế Đức do Đại tướng Bộ binh Erich Ludendorff phát động (ông gọi là Chiến dịch Friedensturm[11]), trong khi quân Entente phải chống trả nhằm chấm dứt Chiến dịch Mùa Xuân của Quân đội Đức giữa lúc quân Đức đang thẳng tiến về thủ đô Paris của Pháp, và mang lại kết quả quyết định cho cuộc Đại chiến thế giới.[12][13] Trong trận huyết chiến này, dưới sự lãnh đạo tối cao của Thống chế Ferdinand Foch - Tổng tư lệnh các lực lượng khối Entente, liên quân Pháp - Anh - Hoa Kỳ - Ý đã phản công và đánh tan tác quân Đức bằng một đòn giáng chí mạng.[1][3][13][14] Quân lực Đức với chiến bại này đã suy nhược - thời cơ này Foch liền chớp lấy ngay.[5][15] Bộ Tổng Tham mưu Đức với đại bại ấy cũng bắt đầu rã rời.[16] Chiến thắng vẻ vang này đã củng cố địa vị tối cao của Ferdinand Foch chỉ huy phe Entente,[17] và mở đường cho đại thắng của quân Anh trong trận Amiens không lâu sau đó góp phần đánh bật hoàn toàn quân Đức ra khỏi lãnh thổ Cộng hòa Pháp.[18][19] Chiến thắng oanh liệt của quân Đồng Minh Pháp - Anh - Hoa Kỳ - Ý trong trận sông Marne này được ví von với thất bại hoàn toàn của Napoléon I trong trận Leipzig vô cùng đẫm máu hồi năm 1813, do tính chất trọng đại và ý nghĩa lớn lao của nó[2], khiến Đế chế Đức trở nên khó thể tránh khỏi thất bại chung cuộc.[16] Đây được xem là một trong những thắng lợi quyết định nhất trong lịch sử nhân loại, và là thất bại đầu tiên của Đại tướng Ludendorf tài ba,[2] trở nên một "đỉnh cao triều" của lực lượng Quân đội Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.[6]Foch đã chuẩn bị kỹ lưỡng để chống lại cuộc Tổng tiến công đầy tham vọng[20] của Ludendorff.[11] Ông kêu gọi các chiến sĩ Mỹ tăng viện cho những người lính Pháp và Anh kỳ cựu của lực lượng Entente.[21] Trong ngày đầu tiên của trận chiến ác liệt này, quân Đức đã đánh thắng Tập đoàn quân thứ năm của Pháp, đánh bật quân Ý và vượt được qua con sông Marne (quân Đức của Tướng Max von Boehn đã lập được nơi đóng trên đất địch[3]), nhưng họ chiếm được những đất đai không có giá trị nên Chiến dịch Friedensturm không thành.[5][11] Dầu sao đi chăng nữa thì quân Đức cũng đã gần sát Paris.[6] Sau đó, trong giai đoạn hai của cuộc tiến công của Đại tướng Ludendorff, binh lính Hoa Kỳ đã kháng cự mãnh liệt các cuộc tấn công nhỏ của quân Đức. Sức chống trả của quân Hoa Kỳ đã làm chặn chân cuộc tiến công của Ludendorff, tạo điều kiện cho Foch phản kích.[13] Bên cạnh quân Hoa Kỳ, quân Anh, quân Ý là quân Pháp với bốn Tập đoàn quân do các tướng giỏi chỉ huy; và, bước tiến công của quân Đức bị chặn đứng vào ngày 17 tháng 7 năm 1918[22][23] - một điểm ngoặt của Đại chiến.[7] Quân Pháp do Tướng Henri Joseph Eugène Gouraud chỉ huy đã kháng trả quyết liệt đúng theo ý tưởng của Tổng tư lệnh quân Pháp là Thống chế Philippe Pétain.[3] Quân Ý thua phải dựa hơi quân Anh trong khi quân Đức đánh bật quân Ý và quân Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu này khiến Pétain phải lo lắng,[5] song quân Entente vẫn đứng vững.[16] Sang hôm sau, tức là ngày 18 tháng 7 năm 1918 khi Foch củng cố tuyến quân,[6] để rồi Tập đoàn quân Pháp thứ 10 của tướng Charles Mangin cùng với liên quân tổ chức phản công dồn dập và bắt sống rất nhiều binh sĩ Đức, mở màn cho Chiến dịch Aisne - Marne, là thắng lợi hết sức to tát.[5][11][24] Đôi khi người ta gọi đây là điểm khởi đầu của Trận sông Marne lần thứ ba[22], Mangin trong vai trò quan trọng nhất của chiến thắng,[25] tấn công với tính chất bất ngờ và liền thắng to, toàn lực Entente vây bọc quân Đức như hồi trận sông Marne (1914).[3] Quân Mangin dũng mãnh và khủng khiếp đến mức các chiến sĩ Mỹ anh dũng cũng khen ngợi,[7][26] và phòng tuyến của quân Đức đã bị chọc thủng.[6] Thất bại nặng một phần là do sự chủ quan của Hoàng thái tử Đức là Wilhelm[7], quân lực Entente đã hứng chịu tổn thất rất cao trong đợt phản công quyết định này; khi Bộ Tổng Tham mưu Đức thất thế, Mangin thừa thắng vẫn tiếp tục xông lên.[4][5] Boehn sau đại bại phải triệt binh về hướng Bắc sông Marne.[6] Pétain thúc quân tấn công,[7] quân Hoa Kỳ cũng đạt được thắng lợi lớn và chóng vánh, đến ngày 21 tháng 7 thì họ đã chặn được tiếp tế quân Đức theo đúng mục tiêu của Đại Thống chế Foch.[17][23][26] Vào ngày 27 tháng 7 năm 1918, Ludendorff phát lệnh rút binh về sông Vesle và các binh sĩ Mỹ thừa lệnh Thống chế Pétain đã đánh thắng một cuộc kháng cự của quân Đức [7]. Dù càng tiến xa càng khó khăn cho quân Entente do mất tính bất ngờ gây rắc rối lớn,[7] họ đã giành được thắng lợi chiến lược,[5] lấy lại nhiều đất đai,[7] và cuối cùng, sau suốt những ngày giao tranh hết sức dữ dội, thì cái đầu nhô sông Marne của quân Đức đã tan vỡ, quân Entente đã xóa tan hoàn toàn mối đe dọa đối với mình, chấm dứt thắng lợi Chiến dịch Aisne - Marne.[11] Trong ngày 5 tháng 8 năm 1918, giữa trận Marne vinh quang này, hai Quân đoàn Mỹ chiếm giữ toàn bộ chiến tuyến của Tập đoàn quân thứ sáu của Pháp.[27] Tuy quân Pháp nói riêng[28] và quân khối Entente nói chung phải hứng chịu hết sức tổn thất nặng nề[4] - do quân Đức cương quyết chống trả[5], nhưng chiến thắng lừng lẫy tại sông Marne có ý nghĩa tinh thần hệ trọng đối với quân Entente: Quân đội Đức đã mất thế chủ động, chấm dứt hoàn toàn những cuộc tấn công quy mô lớn của họ kể từ đầu năm 1918.[1][14] Trong khi số lượng tù binh mà liên quân Pháp - Anh - Hoa Kỳ - Ý bắt sống được là rất to lớn,[5] những cỗ pháo của Đức bị mất là không thể thay thế được.[4] So với chiến bại trong trận sông Marne lần thứ nhất hồi năm 1914, trận thua này cũng hoàn toàn quyết định[6], nhưng còn tỏ ra thê lương hơn hẳn đối với các chiến binh Đức, với nguồn lực đã kiệt quệ.[21] Quân Đức đại bại tức là toàn bộ phe Liên minh Trung tâm lâm vào thảm cảnh.[2] Và, quân lực của Ludendorff đã bắt đầu tan rã, bản thân Ludendorff cũng trở nên đau buồn, tức giận[20] với thất bại ê chề của mình - mà ông coi là một bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến, cũng giống như cố Tổng Tham mưu trưởng Helmuth von Moltke bốn năm trước.[3][5][27] Bộ Tổng Tham mưu Đức không thể hiểu được sao quân Entente lại đánh úp thắng lớn như vậy.[20]Quân Pháp thừa thắng giải phóng 200 ngôi làng.[2] Quân lực Entente sau khi giải phóng Soissons,[5] phải chấm dứt tấn công vào đầu tháng 8 năm 1918 do quân Đức lập phòng tuyến kiên cố.[4] Sau chiến thắng vẻ vang, quân Entente đã tiến tới phòng tuyến Soissons - Rheims của Quân đội Đức[6]. Bởi nhẽ Quân đội Đức mất đi cái đầu nhô sông Marne nên giờ đây Paris đã thoát khỏi tầm bắn của Pháo binh Đức, và Cộng hòa Pháp đã hoàn toàn thoát khỏi cơn nguy.[1][2] Ludendorff hiểu rõ hậu quả hết mực nghiêm trọng của chiến bại bi đát này.[29] Trận đánh sông Marne được thừa nhận rộng rãi là một trong những chiến thắng to lớn nhất của quân khối Entente trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[13] Hoàng đế nước Đức là Wilhelm II vốn đã quan sát ngày mở màn trận chiến, rất tức giận.[30] Chiến thắng oanh liệt này đã thể hiện đường lối sáng suốt của Đại Thống chế Ferdinand Foch trong việc lãnh đạo các lực lượng Entente thống nhất, với những quyết định đúng đắn cùng chí khí chủ động tấn công địch của ông, với nhận thức sâu sắc của ông về sự trọng đại của trận đánh sông Marne này.[13][29] Không những thế, thắng lợi hết sức to lớn ấy còn là thành công của ông trong nỗ lực tái gầy dựng quân lực Pháp kể từ sau chiến bại bi đát trong trận sông Aisne lần thứ ba.[2] Với chiến công hiển hách này, ông được chính quyền Pháp vinh danh và phong làm Thống chế Pháp.[29] Quân đội Pháp đại thắng trận này cũng là nhờ họ biết tận dụng ưu thế về quân số và đổi mới về chiến thuật.[28] Chiến thắng mạnh mẽ trong trận Marne chứng tỏ sức mạnh của lực lượng Quân đội Pháp trong thời kỳ ấy, nhưng bên cạnh đó Quân đội Anh và Quân đội Hoa Kỳ cũng đóng góp hết sức lớn lao - thậm chí chiến thắng này còn gây nỗi lo sợ cho Bộ Tổng Tham mưu Pháp là người Mỹ sẽ lấn át hẳn trong quân lực khối Entente.[29][31] Công đầu cho chiến thắng vang dội này, không gì khác, là của Sư đoàn số 1 của Hoa Kỳ đã dũng mãnh xông pha bất chấp tổn hại kinh hoàng phải hứng chịu trong cả hai ngay đầu.[7][32] Song, quân lực Entente hoàn toàn có thể bù đắp cho tổn thất kinh khiếp của họ, ngược lại với người Đức.[5] Ngoài ra, nguyên nhân thắng lợi là quân Entente đã sử dụng tốt xe tăng (có cả xe tăng hãng Renault[3]) - quân Pháp dùng xe tăng ở đáng ấn tượng đập cả vào mắt người Mỹ[25] - trong trận phản công ồ ạt từ ngày 18 tháng 7 năm ấy, làm xoay chuyển tình hình Mặt trận phía Tây.[15] Không những nhân dân Paris nhiệt liệt hân hoan với chiến thắng, nhân dân Hoa Kỳ hết mực vui mừng trước chiến công nghìn thu của các chiến sĩ Mỹ.[29] Dầu còn đứng vững, người Đức mất nhiều quân Dự Bị[7] - lực lượng này đã kiệt quệ với trận thua to trên sông Marne.[33] Trong con số tổn thất lớn lao của quân Đức có số lượng tù binh rất đáng kể, tạo cho Bộ Chỉ huy quân Đức hoang mang lo sợ về sự suy nhụt sĩ khí của các chiến sĩ Đức, mặc dầu quân đội Đức dũng mãnh không dễ gì lùi bước với thất bại tại trận Marne này.[6][27] Cuộc Tổng tấn công thứ năm và cuối cùng của Erich Ludendorff đã chấm dứt, Quân đội Đức đều hoàn toàn kiệt lực sau chiến bại thảm hại này, họ không thể giành lại thế chủ động được nữa[33], và do đó chiến thắng trên sông Marne đã tạo điều kiện cho phe Entente phản công thắng lợi và chấm dứt cuộc Đại chiến.[8][18][34] Mặt khác, chiến bại to tát này không hạ gục được quyết tâm theo đuổi chiến tranh của Ludendorff, và thực chất các cuộc tiến công trước đó cũng đã khiến quân lực Đức suy kiệt rồi.[7] Dẫu sao đi chăng nữa, chiến thắng vang dội của Foch trong trận Marne năm 1918 là một nguyên nhân dẫn đến phong trào Cách mạng Đức (1918–1919).[16]

Trận_sông_Marne_lần_thứ_hai

Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian15 tháng 7 - 6 tháng 8 năm 1918
Địa điểm
Kết quảChiến thắng quyết định của quân Entente, tiêu diệt cái đầu nhô sông Marne của Quân đội Đức[1]
Kết quả Chiến thắng quyết định của quân Entente, tiêu diệt cái đầu nhô sông Marne của Quân đội Đức[1]
Thời gian 15 tháng 7 - 6 tháng 8 năm 1918
Địa điểm

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_sông_Marne_lần_thứ_hai http://www.firstworldwar.com/battles/marne2.htm http://www.itnsource.com/shotlist//BHC_RTV/1916/09... http://sill-www.army.mil/FAMAG/1923/SEP_OCT_1923/S... http://penhey.name/omiwxb262Div14(p).htm http://books.google.com.vn/books?ei=_EMMT5u1LpCXiQ... http://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=5W-Hei1R... http://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=cqt56KDb... http://books.google.com.vn/books?id=06KYLGALKNEC&p... http://books.google.com.vn/books?id=1RTqyw1HvREC&p... http://books.google.com.vn/books?id=2yYFn-SzIyQC&p...