Ferdinand_Foch
Ferdinand_Foch

Ferdinand_Foch

Ferdinand Foch (phát âm tiếng Pháp: [fɔʃ]), (2 tháng 10 năm 185120 tháng 3 năm 1929) là một quân nhân và nhà lý luận quân sự Pháp, đồng thời là người hùng quân sự của khối Đồng minh thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau sự thua trận của Pháp cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ (18701871), Foch giảng dạy quân sự.[1] Ông nhanh chóng được thăng lên như "diều gặp gió", trở nên một nhà thuyết giảng quân sự có nhiều ảnh hưởng.[2] Ông trở thành một tướng lĩnh Pháp từ năm 1907, và tham gia trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất[3]. Ông thể hiện sự quyết đoán và can đảm trong Trận Biên giới Bắc Pháp[4] – trận đánh đầu tiên trong cuộc đời của ông,[2] và đóng vai trò quan trọng đối với thắng lợi chiến lược của liên quân Anh - Pháp trong trận sông Marne lần thứ nhất, và kể từ sau trận đánh này Foch đã trở nên nổi tiếng và lòng dũng cảm của mình.[5] Tuy vậy, học thuyết chủ trương tấn công của Foch cũng khiến cho quân Đồng minh bị đánh thiệt hại nặng trong trận Marne.[3] Trong cuộc "Chạy đua ra biển" ngay sau đó, ông hợp tác chặt chẽ với các lãnh đạo quân sự của Bỉ và Anh Quốc.[4] Dù không thể chủ trương tấn công, ông cũng ngăn được bước tiến của Đức vào các cảng eo biển Anh.[2] Trong trận Ypres lần thứ nhất, học thuyết của ông lại gây cho khối Đồng minh những tổn thất lớn. Sang năm 1915, ông bị chịu chỉ trích do quá xem trọng tấn công khiến Đồng minh bị thiệt hại nặng.[6] Sau khi quân Đức đánh gãy chiến tuyến của Đồng minh trong trận Ypres lần thứ hai (1915), ý định phản công của ông chỉ làm phung phí binh lực của Đồng minh.[2]Vào năm 1916, Chiến dịch tấn công Somme với thiệt hại rất lớn cho liên quân Anh - Pháp đã khiến cho Tổng tư lệnh quân đội Pháp Joseph Joffre bị sa thải và Foch mất uy tín nghiêm trọng do sự hợp tác vững chãi của ông với Joffre.[4] Tuy nhiên, sau khi Philippe Pétain lên nắm quyền Tổng tư lệnh vào năm 1917, Foch trở thành Tổng Tham mưu trưởng quân dội Pháp.[3] Nhưng, khi quân đội của Đức hoàng phát động cuộc Tổng tấn công Mùa xuân năm 1918 đẩy quân Đồng minh vào tình thế bất lợi,[4] khí thế của viên tướng Pháp[2] đã khiến ông được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng Đồng minh, với hàm Đại thống lĩnh. Nắm trọng trách này, Foch phải áp dụng mọi kinh nghiệm tác chiến của mình từ đầu cuộc chiến tranh.[7] Dưới sự chỉ huy táo bạo và quyết đoán của ông, quân đội Đồng minh đã cản được cuộc tổng tấn công của Đức và giành thắng lợi quyết định trong trận sông Marne lần thứ hai vào tháng 7tháng 8 năm 1918, tạo bước ngoặt cho chiến tranh.[8] Chiến thắng Marne khiến ông được phong hàm Thống chế Pháp[1], và đây được cho là đỉnh cao vinh quang trong cuộc đời của ông.[7] Tiếp theo đó, quân Đồng minh dưới quyền Foch giành đại thắng trong trận Amiens, khởi đầu cuộc Tổng tấn công Một trăm ngày.[8] Trận Amiens được xem là thắng lợi lớn nhất của người tổng chỉ huy phe Đồng minh.[9] Sau khi cuộc Tổng tấn công Một trăm ngày thành công, cảm thấy nước Đức đã thất trận[2], Foch đề xướng những điều ước trong hiệp định đầu hàng của ĐứcCompiègne vào tháng 11 năm 1918.[8] Do phải xóa bỏ bằng được mối đe dọa từ nước Đức láng giềng đối với Pháp, viên thống chế trở nên thất vọng, cay đắng do Hòa ước Versailles (1919) đã không hoàn thành điều mà ông khao khát. Trong cơn thịnh nộ ấy Foch tuyên bố: "Đó không phải là hòa bình. Đó là sự hưu chiến trong vòng 20 năm" - lời tiên đoán này đã trở thành hiện thực khi Thế chiến thứ hai bùng nổ 20 năm sau, tức năm 1939.[10][11]Với sự chấm dứt Thế chiến thứ nhất, ông đã hoàn thành mục tiêu lớn của mình là lấy lại lãnh thổ bị mất của Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ.[9] Dù có người khen ông là nhà quân sự xuất sắc của nước Pháp kể từ sau Napoléon Bonaparte,[12] ông cũng bị chỉ trích như là một viên tướng nướng lính khét tiếng[3]. Đóng góp của Foch đối với chiến thắng của phe Đồng minh cũng thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ của ông với mọi lãnh đạo của phe mình. Không những cộng tác với người Anh, ông còn cộng tác với vua Albert I của Bỉ, rồi sang năm 1918 thì ông còn cộng tác với Đại tướng John Pershing của Hoa Kỳ, cùng với các tổng chỉ huy quân đội Ý Luigi CardonaArmando Diaz.[7] Ông cũng được nhìn nhận là một chỉ huy quân sự mẫu mực của chiến tranh hiện đại, am hiểu tường tận về nền nền quân sự của kẻ thù mình.[13] Như là một trong số ít tướng lĩnh không bị mất uy tín sau Chiến tranh thế giới thứ nhất[9], đã gia nhập Viện Hàn lâm Pháp và trở thành vị tướng Pháp duy nhất được phong làm Thống chế Anh. Không những thế, ông còn được phong hàm Nguyên soái Ba Lan.[1] Trong khoảng thời gian này, ông cũng đến thăm Hoa Kỳ.[3] Tuy nhiên, thay vì giành trọn những năm cuối đời trong niềm vui thắng trận thì Feridnand Foch luôn đau khổ, trước từng bước vực dậy của Đức và sự bất lực của Pháp, cũng như mâu thuẫn gay gắt giữa ông và Thủ tướng Georges Clemenceau trong đường lối ngoại giao.[10] Ông qua đời tại thủ đô Paris.[4]

Ferdinand_Foch