Trần_Minh_Tông
Trần_Minh_Tông

Trần_Minh_Tông

Trần Minh Tông (chữ Hán: 陳明宗 4 tháng 10 năm 130010 tháng 3 năm 1357) tên thật là Trần Mạnh (陳奣), là vị hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Trần nước Đại Việt. Ông giữ ngôi từ ngày 3 tháng 4 năm 1314 đến ngày 15 tháng 3 năm 1329, sau đó làm Thái thượng hoàng đến khi qua đời. Thời kỳ của ông và cha ông được mệnh danh là thời kỳ hưng thịnh của vương triều nhà Trần, được sử gia xưng tụng là Anh Minh Thịnh Thế.Trần Mạnh là con thứ tư của Trần Anh Tông, được vua cha lập làm thái tử năm 1305. Năm 1314, Anh Tông nhường ngôi lên làm Thượng hoàng, Trần Mạnh đăng cơ ở tuổi 14, tức Hoàng đế Minh Tông. Ông được sử cũ khen ngợi là một hoàng đế anh minh, trọng dụng các quan viên có năng lực như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Nhữ Hài, Phạm Sư Mạnh,..., dùng luật nghiêm minh và duy trì sự hưng thịnh kinh tế – xã hội.[1][2] Tuy nhiên, cuối thời ông trị vì, mâu thuẫn trở nên gay gắt giữa các phe đối lập trong triều đưa đến những vụ thanh toán tàn khốc mà nhà vua tỏ ra bất lực.[3] Về đối ngoại, Minh Tông giữ được quan hệ ổn định với Nguyên-Mông; ở phương Nam, ông buộc Chiêm Thành phải thần phục dù đến năm 1326, người Chiêm thoát lệ thuộc vào Đại Việt.[4][2]Năm 1329, Trần Minh Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Vượng (tức Trần Hiến Tông), được tôn làm Chương Nghiêu Văn Triết Thái Thượng Hoàng Đế (章堯文哲太上皇帝). Đến năm 1341, Hiến Tông mất; Thượng hoàng lập con áp út là Trần Hạo (Trần Dụ Tông) lên ngôi. Trong 12 năm tại vị của Hiến Tông và 16 năm đầu thời Dụ Tông, Thượng hoàng Minh Tông vẫn quyết định mọi việc triều chính. Tình hình Đại Việt vẫn tương đối ổn định, mặc dù khu vực phía Tây thường bị Ai Lao và Ngưu Hống xâm lấn. Thượng hoàng phải mất nhiều công sức mới dẹp yên được. Sau khi Thượng hoàng mất, Dụ Tông bỏ bê chính sự, ăn chơi sa đọa và thực lực Đại Việt xuống dốc.[5]Cũng như các đời vua trước, Trần Minh Tông ưa chuộng Phật giáo[6], nhưng cũng trọng dụng Nho thần, và hay sáng tác thơ, văn. Tuy nhiên, trong lúc lâm chung, ông đã sai đốt hầu hết các tập thơ của mình, và ngày nay chỉ còn 25 bài thơ chép rải rác trong Toàn Việt thi lục, Trần triều thế phả hành trạng, Việt âm thi tập, Đại Việt sử ký toàn thưNam Ông mộng lục. Ngoài ra, ông cũng viết bài tựa cho tập Đại hương hải ấn thi của Trần Nhân Tông.[3]

Trần_Minh_Tông

Thân mẫu Chiêu Từ Hoàng hậu
Kế nhiệm Trần Hiến Tông
Tước vịTước vị
Tước vị
Ninh Hoàng (寧皇 1314-29)
Thể Thiên Sùng Hóa Khâm Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế (體天崇化欽明睿孝皇帝 1314-29)
Chương Nghiêu Văn Triết Thái Thượng Hoàng Đế (章堯文哲太上皇帝 1329-57)
Tiền nhiệm Trần Anh Tông
Thượng hoàng Trần Anh Tông
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Trần Hiến Tông
Trần Nguyên Trác
Trần Nghệ Tông
Trần Dụ Tông
Trần Duệ Tông
Thiên Ninh Công chúa
và nhiều người khác
Tên húyNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên húy
Trần Mạnh (陳奣)
Trần Thánh Sinh (陳聖生)
Niên hiệu
Đại Khánh (13141323)
Khai Thái (13241329)
Thụy hiệu
Chương Nghiêu Văn Triết Hoàng Đế (章堯文哲皇帝)
Miếu hiệu
Minh Tông (明宗)
Trị vì 3 tháng 4 năm 1314 -
15 tháng 3 năm 1329
&0000000000000014.00000014 năm, &0000000000000346.000000346 ngày
Sinh (1300-10-04)4 tháng 10, 1300
Thăng Long, Đại Việt
Mất Ngày 10 Tháng 3 Năm 1357. Hưởng dương 58 tuổi.
Cung Bảo Nguyên, Thăng Long, Đại Việt
Tôn giáo Phật giáo Đại thừa
Hậu phiHậu phi
Hậu phi
Hiến Từ Hoàng hậu
Minh Từ Quý phi
Đôn Từ Quý phi
Hoàng tộc Hoàng triều Trần
An táng 22 tháng 12 năm 1357

Mục Lăng, Đại Việt
Thân phụ Trần Anh Tông