Quan_hệ_La_Mã_-_Trung_Quốc

Quan hệ La Mã - Trung Quốc là các tiếp xúc chủ yếu gián tiếp, quan hệ mậu dịch, luồng thông tin và các lữ khách đi lại không thường xuyên giữa đế quốc La Mãđế quốc Hán, rộng nữa là giữa đế quốc Đông La Mã sau này và các triều đại tiếp nối của Trung Quốc. Hai đế quốc này ngày càng gần nhau hơn trong quá trình La Mã mở rộng tới Cận Đông cổ đại và các cuộc xâm lược của người Hán vào Trung Á. Nhận thức lẫn nhau giữa hai nhà nước cổ đại này còn rất hạn chế. Chỉ có một vài nỗ lực tiếp xúc trực tiếp được biết từ các nguồn sử liệu. Các đế quốc trung gian như đế quốc Parthiađế quốc Quý Sương, điều tiết tuyến thương mại và sinh lợi từ con đường tơ lụa, ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai cường quốc Á-Âu này. Vào năm 97 CN, tướng Ban Siêu gửi sứ giả Cam Anh đến La Mã, nhưng ông bị người Ba Tư can ngăn nên không mạo hiểm vượt Vịnh Ba Tư. Một số đoàn sứ được cho là của La Mã đến Trung Quốc được ghi lại trong sử sách. Lần đầu tiên tiếp xúc được cho là sứ bộ đời Antoninus Pius hoặc đời con nuôi ông là Marcus Aurelius vào năm 166 CN. Những lần khác được ghi nhận là vào năm 226 và 284 CN. Sau đó là một khoảng thời gian bặt vô âm tín giữa hai đế quốc. Mãi tới tận năm 643 CN, sứ đoàn Byzantine đầu tiên được ghi nhận.Mậu dịch gián tiếp trên bộ dọc theo con đường tơ lụa và tuyến đường biển bao gồm các mặt hàng như tơ lụa và vải Trung Quốc, đồ thủy tinh La Mã. Các đồng tiền La Mã đúc từ thế kỷ thứ 1 CN đã được tìm thấy ở Trung Quốc như đồng xu Maximianushuy chương từ triều đại Antoninus Pius và Marcus Aurelius ở Giao Chỉ (Bắc Việt Nam ngày nay), minh chứng rằng người La Mã đã đến Trung Quốc. Thủy tinh và đồ bạc La Mã đã được phát hiện tại các di chỉ khảo cổ tại Trung Quốc có niên đại từ thời Hán. Đồng xu và đồ thủy tinh La Mã cũng đã được tìm thấy ở Nhật Bản.Các ghi chép về Trung Hoa trong các nguồn sử liệu La Mã cổ không rõ ràng do họ sử dụng từ Seres trong tiếng La-tinh, được cho là để chỉ tất cả các quốc gia châu Á từ Ấn Độ, Trung Á đến Trung Quốc ngày nay. Trong các sử liệu Trung Hoa, đế quốc La Mã được gọi là "Đại Tần". Đại Tần liên quan trực tiếp đến Phất Lâm (拂菻) sau này trong các nguồn ghi chép của Trung Quốc, được các học giả như Friedrich Hirth cho là đế quốc Byzantine. Các nguồn sử liệu Trung Quốc ghi chép rất nhiều các đoàn đại sứ từ Phất Lâm đến Trung Quốc thời nhà Đường và có chép về cuộc vây hãm Constantinople bởi quân đội của Muawiyah I năm 674-678.Các nhà địa lý học La Mã như Ptolemy có một hiểu biết mơ hồ về phần phía đông Ấn Độ Dương, bao gồm bán đảo Mã Lai và xa hơn nữa là vịnh Thái LanBiển Đông. Thương cảng Cattigara ghi chép bởi Ptolemy rất có thể là Óc Eo, Việt Nam, nơi có các cổ vật La Mã thời Antoniniani đã được tìm thấy. Các nhà địa lý Trung Quốc cổ đại có một hiểu biết tổng quát về vùng Trung Đông và La Mã. Nhà sử học Byzantine Theophylact Simocatta vào thế kỷ VII có viết về sự thống nhất miền Bắc và miền Nam Trung Quốc lúc đó (giai đoạn Nam Bắc triều trong sử Trung Quốc). Ghi chép này phản ánh cuộc chinh phục nhà Trần của Tuỳ Văn Đế (trị vì 581-604). Cũng từ đây mà hai từ Cathay và Mangi được sử dụng bởi người Châu Âu thời Trung cổ sau này để chỉ triều đại nhà NguyênNam Tống.