Đế_quốc_Đông_La_Mã
Đế_quốc_Đông_La_Mã

Đế_quốc_Đông_La_Mã

Đế quốc Đông La Mã (tiếng Hy Lạp cổ đại: Βασιλεία Ῥωμαίων, phiên âm: Basileia Rhōmaiōn, tiếng Latinh: Imperium Romanum tạm dịch là "Đế quốc La Mã") còn được gọi Đế quốc Byzantium, Đế quốc Byzantine, Đế quốc Byzance[2] hay Đế quốc Hy Lạp[3][4] là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis. Trước khi thành lập, phạm vi của Đế quốc Đông La Mã trước đây nằm trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã. Năm 330, khi Constantinus I, con của hoàng đế Constantius, nắm quyền trị vì và dời đô từ thành La Mã về Constantinopolis, được xem là thời điểm thành lập đế quốc Đông La Mã. Khi ông qua đời, đế quốc bị các con trai ông phân chia thành Đông và Tây. Sau khi vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc phía tây là Romulus Augustus bị một thủ lĩnh người Giéc-man hạ bệ, đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Nhưng đế quốc phía đông vẫn tiếp tục phát triển, trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Âu và được xem là một trong những trung tâm đạo Ki-tô lúc bấy giờ.Không thấy một tư liệu chính xác nào về sự khởi đầu của đế quốc Đông La Mã. Một vài ý kiến cho rằng đế quốc này được thành lập dưới thời cai trị của Hoàng đế Diocletianus (284–305), người đã chia đế quốc La Mã thành hai nửa đông và tây.[5] Một vài người lại nói rằng đế quốc bắt đầu vào thời của Constantinus I, vị hoàng đế đầu tiên đóng đô tại Constantinopolis.[Chú thích 1] Những ý kiến khẳng định vào thời trị vì của Hoàng đế Theodosius I (379–395) hoặc theo sau cái chết của ông vào năm 395. Một vài người cho vào thời điểm xa hơn vào năm 476 khi đế quốc phía tây sụp đổ. Nhưng hiện nay tư liệu khá chính xác là vào năm 330, khi Constantinus I thành lập tân đô Constantinopolis dưới sự phát triển vượt bậc của văn hóa Ki-tô giáo và thời kỳ văn hóa chịu ảnh hưởng Hy Lạp (quá trình Hy Lạp hóa văn hóa).[7] Đế quốc Đông La Mã đã tồn tại hơn một ngàn năm, từ thế kỷ thứ IV cho đến năm 1453. Trong thời gian tồn tại của nó, Đông La Mã vẫn là một trong những cường quốc kinh tế, văn hóa, và quân sự lớn mạnh nhất ở châu Âu, bất chấp những thất bại và mất mát lãnh thổ, đặc biệt là trong cuộc Chiến tranh La Mã-Ba TưChiến tranh Ả Rập-Đông La Mã. Đế quốc sau đó đã phục hưng dưới triều đại Macedonia, một lần nữa Đông La Mã vươn lên thành liệt cường hàng đầu của vùng Đông Địa Trung Hải vào cuối thế kỷ thứ X, đối địch với Nhà Fatima của người Hồi giáo.[4]Tuy nhiên, sau năm 1071, nhiều lãnh đổ ở Tiểu Á - trung tâm của đế quốc, bị người Thổ Nhĩ Kỳ Seljuk chiếm đoạt. Mặc dù Vương triều nhà Komnenos đã giành lại một số đất đai và hưng thịnh lại Đế quốc trong một thời gian ngắn trong thế kỷ thứ XII, sau khi Hoàng đế Andronikos I Komnenos qua đời và Vương triều Komnennos cáo chung ở cuối thế kỷ thứ XII, một lần nữa Đế quốc lâm vào suy vong. Đế quốc Đông La Mã bị cuộc Thập tự chinh lần thứ tư giáng một đòn chí mạng vào năm 1204, khiến Đế quốc bị giải thể và các lãnh thổ La Tinh và Hy Lạp thuộc Đông La Mã bị chia cắt.Vào năm 1261, kinh đô Constantinopolis được giải phóng và Đế quốc Đông La Mã trung hưng, thế nhưng dưới triều các hoàng đế nhà Palaiologos, Đông La Mã chỉ còn là một trong nhiều quốc gia nhỏ đối địch nhau ở khu vực, trong suốt 200 năm tồn tại cuối cùng của nó. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nền văn hóa của Đế quốc sinh sôi nảy nở.[3] Các cuộc biến loạn cung đình xảy ra liên tiếp trong thế kỷ XIV tiếp tục hủy hoại sự thịnh vượng của Đế quốc Đông La Mã, trong khi các lãnh thổ còn lại của Đông La Mã lần lượt bị lấy mất trong cuộc Chiến tranh Đông La Mã-Ottoman, mà đỉnh điểm là sự thất thủ của Constantinopolis và các vùng lãnh thổ còn lại bị Đế quốc Ottoman chinh phục vào thế kỷ thứ XV.[8]

Đế_quốc_Đông_La_Mã

• Diocletianus phân chia hành chính giữa Đông và Tây 285
• Sự phế truất Romulus Augustulus, hoàng đế trên danh nghĩa cuối cùng của phương Tây, kết thúc sự phân chia ranh giới cũ của Đế quốc La Mã 476
Hiện nay là một phần của
Tôn giáo chính Chính thống giáo Đông phương
• Giáo hoàng Lêô III, bất bình với chế độ cai trị của Nữ hoàng Irene, cố gắng đưa Vua Charlemagne của Francia lên ngôi 800
• Theodosius I băng hà 395
• 10254 12.000.000
Vị thế Đế quốc
• 1204 9.000.000
Lịch sử  
Đơn vị tiền tệ Solidus, Hyperpyron
• Sự thất thủ của Constantinopolis3 29 tháng 5 1453
• 330–337 Constantinus I
• 780 7.000.000
• Sự thất thủ của Trebizond 1461
Ngôn ngữ thông dụng La-tinh (chính thức tới năm 620)
Hy Lạp (chính thức sau năm 620)
• Sự thất thủ của Constantinopolis thời Thập tự chinh thứ tư 1204
• Đông La Mã khôi phục Contantinopolis 1261
Thủ đô Constantinopolis1
Lập pháp Viện Nguyên lão Đông La Mã
• Ly giáo Đông - Tây 1054
• 11434 10.000.000
• 5654 26.000.000
• 1449–1453 Konstantinos XI
Hoàng đế  

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế_quốc_Đông_La_Mã http://www.roma.unisa.edu.au/07305/medmm.htm http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F029476.php http://concise.britannica.com/ebc/article-9383275/... http://www.britannica.com/eb/article-26400/history... http://findarticles.com/p/articles/mi_hb4706/is_19... http://books.google.com/?id=-4MeAAAAIAAJ http://books.google.com/?id=-90ewuAkZUsC http://books.google.com/?id=0_DfQgAACAAJ http://books.google.com/?id=0cWZvqp7q18C http://books.google.com/?id=1JgcAAAAMAAJ