Nhóm_ngôn_ngữ_Đông_Iran
Nhóm_ngôn_ngữ_Đông_Iran

Nhóm_ngôn_ngữ_Đông_Iran

Nhóm ngôn ngữ Đông Iran là một nhóm con của ngữ chi Iran nổi lên trong thời Iran Trung cổ (từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên). Tiếng Avesta thường được phân loại là Đông Iran sớm nhưng điều này không chắc chắn. Ngôn ngữ Đông Iran có số lượng người nói lớn nhất là tiếng Pashtun, với khoảng 50 triệu người ở khu vực giữa sông Oxus (Afghanistan)[2]sông Ấn (Pakistan). Trái ngược với các ngôn ngữ Iran Tây Trung cổ, Iran Đông Trung cổ bảo tồn các âm tiết cuối từ.Hầu hết các ngôn ngữ Đông Iran được sử dụng ở khu vực tiếp giáp, mạn nam và đông Afghanistan cũng như các khu vực lân cận ở mạn tây Pakistan, tỉnh tự trị Gorno-Badakhshan ở mạn đông Tajikistan và mạn tây khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Ngoài ra còn có hai thành viên ở các khu vực tách biệt: tiếng Yaghnob ở tây bắc Tajikistan (hậu duệ của Sogdia) và tiếng Ossetia ở vùng Kavkaz (hậu duệ của Scythia-Sarmatia). Đây là những tàn dư của một cụm ngôn ngữ-dân tộc rộng lớn trải dài khắp Trung Á, Đông Âu và một phần của Kavkaz và Tây Nam Á trong thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, còn được gọi là Scythia. Dãy phương ngữ Đông Iran rộng lớn ở Đông Âu tiếp tục đến thế kỷ thứ 4 Công nguyên, với những hậu duệ của người Scythia, cụ thể là người Sarmatia.[3]