Cá Hệ_động_vật_Việt_Nam

Việt Nam là quốc gia có đang dạng các loài cá, kể cả cá nước ngọt và cá nước mặn, chúng là những nguồn lợi thủy sản, hải sản quan trọng của Việt Nam.

Cá nước ngọt

Cá trà sóc giống được sinh sản nhân tạo tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam BộCá mòi ở Việt NamCá chép trên núi Cấm
Một đàn cá chép Koi (giống ngoại nhập) tại thủy cung Đầm Sen
Một đàn cá vàng được nuôi ở Cung đình Huế
Những con cá lóc đồngcá rô đồngLong An

Cá nước ngọt hay còn được gọi là các loại cá đồng, cá sông, cá suối, cá hồ. Ở Việt Nam, các loài cá nước ngọt rất phong phú và đa dạng, đồng thời cá nước ngọt là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho người Việt. Một số thống kê ban đầu cho biết các vực nước trong đất liền của Việt Nam có khoảng 450 loài, có thể chiếm 80% tổng số các loài cá, khoảng một nửa các loài này chỉ được biết từ một địa điểm duy nhất. Hầu hết 50% các loài nghi nhận được trong các cuộc khảo sát ở sông Đồng Nai là các thống kê mới về loài trong lưu vực sông này. Bị giới hạn trong môi trường nước khiến cá nước ngọt có kiểu phân bố về số lượng loài khác với các loài sống trên cạn khác và cũng là các mối đe dọa chính đến sự tồn tại của chúng.

Một dữ liệu khác cho thấy cá nước ngọt có đến 544 loài, cá nước lợ cũng có 186 loài. Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao[48] Việt Nam có tới 544 loài cá nước ngọt, trong đó 243 loài cá ở các sông miền Bắc, 134 loài ở miền Trung và 255 loài ở miền Nam, chỉ có 70 loài có giá trị kinh tế. Có 186 loài cá nước lợ mặn, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế như cá song (cá mú), cá hồng, cá tráp, cá vược (cá chẽm), cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp, cá đối, cá dìa[8].

Về mặt địa sinh học, có 03 khu hệ cá chính được hình thành ở Việt Nam:

  • Khu hệ có quan hệ mật thiết với sông Hồng (miền Bắc): Cá nằm trong hệ thống sông Hồng và một nhóm riêng biệt, giống với nhóm phân bố ở các sông nằm ở vùng Đông Nam của Trung Quốc
  • Khu hệ có quan hệ với sông Mê Kông (miền Nam): khu hệ cá của sông Mê Kông có phân bố ở phần lớn các vùng của lục địa Đông Nam Á (cá từ biển Hồ đổ về). Ở Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, nhóm cá nước ngọt gồm 159 loài, thuộc 29 họ, 9 bộ. Trong đó, có 01 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Sách Đỏ IUCN 2008[49].
  • Khu hệ có quan hệ với các con sông chảy từ sườn phía Đông của dãy Trường Sơn (miền Trung): vùng trung lưu, thượng lưu và các vùng nước chảy xiết có tỷ lệ đặc hữu cao. Các loài này thường có các giác bám chuyên hoá và cơ thể dẹt là các đặc điểm thích nghi với nước chảy xiết.

Các mối đe dọa đối với cá nước ngọt trong đất liền gồm có việc xây đập làm thay đổi dòng chảy, phá rừng nằm trong lưu vực sông dẫn đến sói mòn và lắng đọng, chặt rừng bên cạnh sông suối gây ảnh hưởng đến nhiệt độ nước, thay đổi hàm lượng ôxy và gây ô nhiễm. Đánh cá quá mức, bao gồm cả việc sử dụng thuốc nổ, và phương pháp chích điện cũng là mối đe dọa thường nhật. Các loài được coi là bị đe dọa nhiều nhất hiện nay là các loài cá lớn ở sông Mê Kông.

Bên cạnh các loài được ghi nhận, có các loài mới được công bố phát hiện, mới đây là 12 loài cá nước ngọt mới được phát hiện trong các cuộc điều tra tại Phú Quốc. Trong số đó có những loài khá phổ biến ở Phú Quốc và quen thuộc với người dân địa phương[50]

miền Tây, loài cá vùng nước ngọt, người ta phân biệt hai loài cá sôngcá đồng. Cá sông còn được hiểu là cá trắng và cá đồng còn được gọi là cá đen. Loài cá sông là loài cá sống trong các sông rạch, còn loài cá đồng là các loài cá sống trên các lung vũng, đìa bàu, nói chung là sống trên đồng. Phân biệt khá tương đối vì sông nước Miền Tây và đồng ruộng nơi này có mùa nước lên và nước giựt, nên khi nước lên thì cá đen cá trắng gì cũng tràn lên đồng, đến khi nước giựt thì cá trắng về sông, nhiều loại cá đen cũng theo nước giựt rút xuống các kinh rạch giống như cá trắng.

Cá nheo

Cá ba sa tại chợ cá ở Vĩnh Long

Cá nheo đặc biệt là những loài cá lớn sống ở sông Mê Kông, là nguồn cung cấp thực phẩm chính ở Việt Nam. Nhiều loài cá này là loài di cư, di chuyển trong năm giữa các vùng để đẻ trứng, trưởng thành và kiếm ăn. Chúng thường di cư qua biên giới. Chúng thường là các mục tiêu dễ dàng của những ngư dân khi chúng di cư thành đàn lớn. Những loài cá nheo mới đang được phát hiện với tốc độ nhanh ở Việt Nam, trong đó có sông Mê Kông với 8 loài mới đã được mô tả từ năm 2000 đến 2004.

Cá chạch sông

Khoảng 115 loài cá chạch sông hay cá chạch suối chuyên hoá cho đời sống ở nơi nước chảy xiết. Cơ thể của chúng thon dài và dẹt theo mặt phẳng ngang và một số loài đã biến đổi vây ngực và vây hông thành các đĩa bám nằm ở bụng để giúp chúng sống sót trong các dòng suốt chảy xiết. Cơ thể nhỏ - loài lớn nhất có chiều dài khoảng 14 cm – và sống khá đơn độc, cá chạch suối thường không phải là mục tiêu của ngư dân mà thường bị giết ngẫu nhiên. Cá chạch thuộc họ này có khả năng là vật chỉ thị cho tình trạng của các con suối vì chúng nhạy cảm với các thay đổi môi trường nhỏ. Mức độ phong phú về loài của chúng mới chỉ bắt đầu được biết đến. Có 20 loài mới đã được mô tả, chủ yếu từ trung tâm của dãy Trường Sơn từ năm 2000 đến năm 2004.

Một số loài

Một con huyết long ở Việt Nam
Một con cá Kim Long Quá bối ở Việt Nam
Một con cá Hồng Lan Hán ở Việt Nam
Một con cá đĩa bạch tạng ở Việt Nam
Một con cá đĩa nâu ở Việt Nam
Cá trắm đen đang được chế biến trong món cá nướng Thái Xuyên
  • Cá lim kìm là loài cá thông dụng, loại cá nhỏ có mỏ nhọn, thân tròn dài chừng năm sáu phân tây, vảy rất nhỏ mới nhìn tưởng như không có vảy, thì có cá lìm kìm, có nơi còn gọi cá kìm, con lớn nhất bằng đầu đũa ăn, con nhỏ thì như cây tăm, cây nhang
  • Cá nhái có con dài tới hai tấc, mình tròn, vảy rất nhỏ hoặc có con lớn bằng ngón chưn cái. Loại cá này tới mùa nước cỏ tháng 11 âm lịch cá dại nổi đầy sông thì cá nhái nổi thành bầy trên mặt nước.
  • Cá lòng tong là loài cá nơi sông nước miền Tây nào cũng có. Trong Dân gian có câu:“nước chảy tới đâu cá lòng tong lội tới đó.”; “Buổi chợ đương đông, con cá lòng tong anh chê lạt, Buổi chợ tan rồi, con tép bạc anh cũng phải mua”. Phân loại cá lòng tong có các loại chính:
    • Cá lòng tong bay là loại cá lòng tong con rất nhỏ, mình hơi giẹp, vảy nhỏ, hai vi trước dài, thường ăn mồi trên mặt nước thành từng bầy, hể gặp tiếng động ghe xuồng bơi gần hoặc ếch nhái rắn chuột chạy ngang, chúng vụt nhảy cao lên khỏi mặt nước như muốn bay lên, hoặc phóng tới phía trước. Trước đó do cá tôm nhiều nên ít ai bắt cá lòng tong bay để ăn vì chúng quá nhỏ và nhiều xương.
    • Cá lòng tong đá mình tròn, vảy trắng, có con lớn bằng ngón tay cái, có sọc đen ánh bạc chạy dài hai bên hông. Người ta bắt cá lòng tong đá bằng nhiều cách như câu bằng mồi gạch cua, bằng trứng kiến vàng; hoặc chận hầm, làm mùng, đặt dớn cặp theo các kinh rạch hoặc sông cái lớn chỗ nước chảy chậm.
    • Cá lòng tong mương khá lớn con, có con lớn bằng ngón chân cái, dài hơn một tấc tây, mình tròn hơi giẹp, có hàng vảy hai bên hông màu hơi sậm, miệng hơi rộng và thường sống nơi các vàm kinh nước chảy mạnh, dân quê gọi loại cá lòng này là cá lòng tong mương vì chúng ưa ở nơi các vàm mương nước chảy mạnh và thức ăn của loại cá lòng tong mương này là cá lòng tong bay hoặc các loài cá nhỏ khác.
  • Cá thiểu: loại cá nhỏ mình giẹp, vảy nhỏ cũng béo như cá lòng tong.
  • Cá lành canh cũng giống như cá thiểu mình cũng giẹp, vảy trắng nhưng vảy nhỏ hơn cá thiểu, thì lại có mùi tanh hơn cá thiểu,
  • Cá chốt được phân chia làm vài ba loại; chẳng hạn như cá chốt trâu hay còn gọi cá chốt sọc, cá chốt giấy, cá chốt chuột.
    • Cá chốt sọc còn gọi cá chốt trâu chiếm đa số. Loại cá này mình không vảy, đầu hơi giẹp, dưới hai mép có bốn sợi râu, hai bên mang có hai ngạnh và dọc theo hai bên hông có sọc màu sậm chạy dài từ mang chạy dài tới đuôi cá.
    • Cá chốt giấy thì mình hơi giẹp, da láng màu trắng bạc, dài hơn cá chốt sọc. Tháng ba, tháng tư loại cá này ở các sông sắp tới mùa mưa nên cá chốt giấy con nào cũng mang một bụng trứng vàng nghính.
    • Cá chốt chuột thì mình hình ống tròn, chiều dài lại ngắn hơn hai loại cá chốt sọc và cá chốt giấy; trên mình có các chấm đen và vàng, loài cá này thích ở các sông sâu hơn là lên trên đồng.
  • Cá trê: loại cá trê này vừa ở đồng vừa ở sông. Ở trên đồng chúng thường ở các đìa bàu, lung vũng hoặc mùa nước lên chúng lội khắp các cánh đồng nhưng ưa nhất là chỗ nào có bờ kinh hoặc đất gò vì chúng thích ăn trùn nên các nơi ấy chúng dễ tìm mồi. Chúng ưa đẻ trong hang nơi các hồ ao, hoặc các miệng đìa; trái với cá lóc là thường quậy ổ nơi các bụi cỏ cặp các bờ bi, các giồng ranh giữa hai miếng ruộng.
    • Cá trê trắng: bụng nó hơi trắng, lúc chúng còn nhỏ cỡ ngón tay, ngón chưn, người ta còn gọi là cá trê đĩa vì chúng còn nhỏ nên dáng bơi lội lăng quăng như đĩa lội, cá trê trắng rất lớn là cá trê dừa.
    • Cá trê vàng: loại này có cái mình hơi ngà vàng mà nhất là cái bụng màu vàng thấy rất rõ
  • Cá lóc: dân quê gọi những bầy cá lóc còn nhỏ bằng đầu đũa ăn là cá rồng rồng; khi cá lóc lớn bằng ngón chưn cái thì gọi là cá lóc con hoặc cá cò cũng; lớn cỡ cườm tay, cán mác thì dân quê gọi cá theo tên mà người ta mường tượng với các vật, như cá bằng cườm tay, cá bằng cán mác, cá bằng đầu gối, và cá lóc thiệt là lớn với lớp vảy đen ngòm và có thêm cặp râu ở ngay miệng cá, trường hợp này người ta gọi loại cá lóc này là cá lóc cối, hoặc cá lóc biết nói.
  • Cá dầy có cái đầu giẹp, mỏ dài, vảy nhuyễn, mình màu nâu, nhỏ con; con lớn nhất chừng nửa ký; miệt Long Xuyên, Châu Đốc ngày xưa cũng có cá dầy, thường sống nơi đìa bàu nhưng không nhiều bằng các miền nước trầm thủy vùng rừng tràm miệt Cà Mau, Rạch Giá…
  • Cá bông hình giống cá lóc, lớn con, vảy lớn và mình có vằn đen, đầu hơi nhọn, miệng rộng, ăn tạp và lội rất mạnh; con lớn nhất có khi bằng cái gối ôm.
  • Cá chạch:
    • Cá chạch cơm là loại cá chạch nhỏ, bụng trắng hếu; con lớn nhất bằng ngón chưn cái, dài cỡ gang tay.
    • Cá chạch lấu là loại cá chạch khá lớn, mình có bông rằn ri, dài cỡ từ ba tới bốn tấc, có con dài tới năm tấc, cân nặng từ nửa ký lô trở lên. Cá chạch lấu béo.
  • Cá linh miệt sông nước Cửu Long vùng Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cao Lãnh, cá này khi còn nhỏ bằng đầu đũa ăn thì gọi tên chung là cá linh non. Chúng có thói quen sống thành đàn, ưa ăn rong ngầm dưới mặt nước. Cá linh cũng như cá sặt miệng chúng rất nhỏ, ít ăn câu nên không ai đi câu.
    • Cá linh ống có thân hình ống tròn, vảy nhuyễn. Khi nhắc tới cá linh người ta nghĩ nhiều tới cá linh ống vì loại cá này chiếm phần lớn trong các bầy cá linh
    • Cá linh rìa thân hình hơi giẹp, hai bên hông có lằn vảy màu sậm đen.; cá linh rìa thì số lượng ít hơn.
  • Cá he thì đuôi và kỳ màu đỏ. Khi cá he lớn, ngoài đuôi và kỳ màu đỏ chúng còn có cái mang và vảy cá ửng màu vàng, nên dân quê thường gọi loại cá he này là cá he nghệ. Cá he nghệ trên các kinh rạch miền Tây cũng nhiều nhưng so với các loại cá khác thì cá he tương đối ít hơn.
  • Cá heo sông: Ở vùng sông rạch vùng Long Xuyên-Châu Đốc vào tháng nước giựt còn có loại cá heo sông với hai ngạnh rất bén bên hai bên mang. Thân cá da láng màu ửng vàng có vằn ngang màu đen, rất béo.
  • Cá bống:
    • Cá bống mọi: thân nó nhỏ bằng ngón tay, con lớn nhất bằng ngón tay cái, dài chừng bốn năm phân có vảy màu sậm.
    • Cá bống trứng: cũng nhỏ như cá bống mọi nhưng cái bụng màu lợt và có cặp trứng bên trong ửng vàng lộ ra bên ngoài.
    • Cá bống cát: mình dài có vảy thưa và thịt hơi trong.
    • Cá bống mú hay còn gọi là cá bống tượng. là loại cá bống lớn, múp đầu múp đuôi, mình ngắn, trên mình vảy có bông hoa rất đặc biệt và là cá ngon trong các loài cá sông.
Một con cá dảnh trắng ở miền Tây Việt Nam
  • Cá dảnh là loại cá trắng có tiếng trong các loài cá trắng vùng nước ngọt. Đây là loại cá sông chứ không phải là cá biển có con lớn bằng cái dĩa bàn. Cá dảnh có hình hơi giẹp, vảy nhuyễn, nhiều xương nạng còn gọi là xương hom, lúc còn nhỏ thịt ít nhưng cá lớn có con cả ký lô. Cũng như nhiều loại cá trắng khác, cá dảnh là cá sông nhưng tới mùa nước lên cá cũng sống trên đồng và ưa cư ngụ nơi các láng trống có nhiều rong đuôi chồn hay mã đề.
  • Cá mè vinh thì có những đặc tính giống như cá dảnh nhưng cá mè vinh vảy lớn hơn vảy cá dảnh, thân cá mè vinh có bề dầy dầy hơn cá dảnh và cũng nhiều xương nạng; kỳ cá dảnh màu trắng nhưng kỳ cá mè vinh màu hơi sậm hơn và ửng đỏ. Cá mè vinh lớn với bộ vảy càng đậm hơn, khi chúng lội dưới nước, lớp vảy lấp lánh trong nước như hột cườm chiếu sáng nên dân ruộng gọi cá mè vinh lớn lá cá mè vinh cườm; có con lớn gần bằng cái dĩa bàn.
  • Cá lưỡi trâu cũng hấp dẫn không kém các loài cá khác cá lưỡi trâu phía trên lung vảy màu vàng lợt, bụng vảy màu trắng.
Một con cá rô phi ở Đồng bằng sông Cửu Long
  • Cá rô:
    • Cá rô biển ở dưới sông nhiều, nhất là mùa nước giựt cá rô biển ưa dựa theo mấy gốc cây lớn. Kỳ trên và kỳ dưới cá rô biển đều bén nhưng không đâm; cá rô biển thuộc loại cá rất hiền. Cá rô biển nhỏ bằng hai ba ngón tay trở xuống có tên là cá rô biển dăm; ngược lại cá rô biển lớn cỡ bằng bàn tay hoặc có con lớn bằng cái dĩa bàn thì được gọi là cá rô biển bà.
    • Cá rô đồng như tên gọi là loại cá đồng để phân biệt với cá rô biển ở sông nhiều hơn. Khi nhỏ cá rô đồng có tên là cá rô cam tích hoặc cá rô non. Cá nhỏ ham ăn nên cái bụng no tròn giống như trẻ nhỏ mắc bệnh cam tích với cái bụng binh rỉnh. Ngoài ra do cách bắt cá rô mà người ta còn đặt thêm ra nhiều tên gọi khác nữa như cá câu thì có tên là cá rô câu, cá lưới lại có tên cá rô lưới. Gọi cá rô câu gồm có cá lớn cá nhỏ lẫn lộn, trái lại cá rô lưới thì cá cùng một cỡ với nhau. Cá rô lớn sống lâu năm trong các đìa bàu lung vũng có con gần bằng cườm tay được dân quê gọi là cá rô mề.
    • Cá rô phi là loài cá ngoại nhập có nguồn gốc từ châu Phi, chúng được nhập về Việt Nam và nuôi phổ biến để lấy thịt. Một biến thể của cá rô phi đen là cá diêu hồng cũng là loài cá rất thông dụng ở các chợ trong khu vực miền Nam
Một con cá tai tượng làm món chiên xù ở thành phố Cần ThơMột khoảnh cá hú kho tộCá lóc nướng trui ở Nam BộMắm cá lóc ở Châu Đốc, An GiangCá diêu hồng đang bày bán ở chợ Sài GònCác loại cá đang bán ở chợ Bến ThànhHải sản tại chợ Bến Thành
  • Cá thác lác hay cá phát lác, chiếm phần lớn trong các loại cá trắng, cá sông ở vùng này. Cá thác lác ưa ở các đống chà, mà nhất là chà chất bằng nhánh me nước ca ưa dựa hơn các loại chà khác. Dù ở sông nhưng tới mùa nước lên cá thác lác cũng như nhiều loài cá sông khác cũng theo nước lên đồng. Cá thác lác là tên chung chỉ giống cá mình giẹp giống như lưỡi dao, có kỳ dưới mỏng, vảy cá màu trắng và nhuyễn.
Nếu cá thác lác còn nhỏ với đuôi cá rất mỏng người ta gọi cá thác lác lưỡi mèo. Khi chúng lên ngớp, cái đuôi mỏng ấy đánh vào nước nghe cái rẹt rất nhỏ. Trường hợp cá thác lác có lưng cong xuống và hai bên hông có nhiều chấm đen (từ 7 tới 9 chấm hoặc nhiều hơn) xếp thành hàng chạy dài từ chỗ cách mang cá vài phân tới gần đuôi cá, thì loại cá thác lác này gọi là cá thác lác còm hay cá còm.
  • Cá trèn là loại cá không vảy, thịt trong có đuôi mỏng với đầu cá có lớp sụn rất giòn với hai râu cá ở hai bên mép miệng. Vào những năm còn làm lúa mùa loại cá trèn rất nhiều nhất là vào những ngày cá dại tháng 11, tháng chạp cá trèn cùng các loài cá khác nổi đầy mặt nước. Cá trén có hai loại,
  • Cá kết: mình giẹp, đuôi mỏng,
  • Cá leo mình đầy đặn hơn và lớn con.
  • Cá vồ: ngắn hơn so với cá tra
    • Cá vồ cờ: có nhiều con cá vồ sông Cái lớn có kỳ trên giương cao mà dân quê còn gọi cá vồ cờ;
    • Cá vồ đém: hai bên mang cá vồ có hai chấm đen người ta gọi là cá vồ đém.
  • Cá tra: Mình dài hơn so với cá vồ, có cái bụng rất béo
  • Cá bông lau
  • Cá ba sa: chiều dài ngắn hơn cá vồ và cá tra, da bụng dày như đầy mỡ.
  • Cá bụng: dù có tên gọi như vậy nhưng loại cá này không lớn như bốn loại cá tra, cá vồ, cá ba sa, cá bông lau, Cá bụng con lớn nhất cũng độ chừng nửa cườm tay, ít khi lớn hơn, thích ăn mồi con gián
  • Cá soát hay cá sát: gần giống như cá bụng nhưng mình giẹp hơn, thích ăn mồi con gián
  • Cá hô: con lớn vảy bằng miệng chén. Cá hô khi còn nhỏ hay gọi cá hô đất với lớp vảy phản chiếu nhiều màu sắc long lánh rất đẹp. Người ta có thể nuôi cá hô trong ao hồ; chúng ăn cua ốc, tấm cám rang và lần hồi cá hô đất lớn dần thành cá hô lớn giống cá hô trên các sông Cái, có con lớn bằng cái lu đựng đường. Thịt cá hô rất ngon, nhất là đầu cá hô với lớp sụn rất béo và giòn.
  • Cá mè hôi tương tự như cá mè vinh nhưng lớn con hơn, mình dài hơn, có con cân nặng vài ký lô và đặc biệt mỡ của loại cá này có mùi hôi; do vậy mỗi khi làm cá người ta nhớ lấy mỡ cá này bỏ,
  • Cá chẻm là loại cá ngon trong các loại cá trắng vùng nước ngọt. Cá chẻm dài chừng ba tấc, có con dài tới bốn tấc, mình có vảy nhuyễn; đặc biệt hai mang cá chẻm rất bén như lưỡi dao cạo. Mỗi khi dỡ chà, cá chẻm thường lội lên trên nước chỗ đầu trên đống chà mà dân chuyên nghiệp gọi là ổ cá. Chúng cố lội dựa vào mặt lưới và dùng hai cái mang rất bén ấy rạch lổ lưới chui ra ngoài.
  • Cá éc có vảy màu đen sậm,
  • Cá chài có môi và đuôi màu đỏ. Loại cá này ưa mồi bắp hầm và hột bưởi.
  • Cá cóc mình thon dài, vảy trắng nhuyễn, khi lên khỏi mặt nước hai mang nó thở phát ra tiếng kêu như cóc kêu nên dân quê gọi cá cóc.
  • Cá éc khi lên khỏi mặt nước hai mang cá cũng thở và phát ra tiếng “éc”, “éc” nên tiện thể dân quê cũng gọi loại cá này là cá éc.
  • Cá ngựa hình dáng giống cá cóc nhưng vảy to hơn và hai bên hông cách mang cá chừng vài phân có hai hàng vảy ngang màu sậm bề ngang chừng nửa phân, dài chừng hai phân. Cá ngựa thích rượt cá lòng tong khi kiếm mồi nên chúng thường nhảy lên khỏi mặt nước ngay các vàm mương nước chảy mạnh như ngựa bay, ngựa nhảy; có lẽ do vậy mà dân quê đặt tên cho chúng là cá ngựa.
  • Cá sặt là giống cá đồng, còn cá rằm là cá sông nhưng cả hai loại cá này có vảy trắng ngoại trừ giống cá sặt rằn vảy có sọc ngang màu hơi sậm vì loại này ưa ở các vùng lung vũng nước ngập quanh năm, còn hầu như các loại cá sặt điệp, sặt bướm hết thảy chúng đều có vảy màu trắng. Hai giống cá này có cái nét đặc biệt là chúng ra sông sau cùng khi mùa nước trên đồng sắp cạn cá sặt một số cũng rút xuống kinh nhưng đa phần chúng rút xuống các lung vũng hoặc đìa bàu và ở đó cho tới mùa tát đìa
  • Cá rằm theo nước xuống các kinh rạch
  • Cá đối. Chúng ăn bọt nước và các phiêu sinh vật nhỏ và nhiều nhất tập trung vào các vùng ngã ba Nước Trong, Hỏa Lựu, Long Mỹ (Chương Thiện), Vĩnh Thuận (Rạch Giá).
  • Cá nâu hình dạng giống như cá chim ở biển, hoặc cá rô biển ở sông rạch nhưng trên mình có những lấm chấm màu đen giống như cá mê rổ ở nước ngọt. Loại cá nâu này có đặc điểm là các kỳ nó nhọn và mỗi khi người làm cá bị mấy kỳ này xước vào thì chỗ bị xước ấy rất nhức nhối giống như bị cá có gai đâm vậy.
  • Cá ngác. Loài cá này hình dáng giồng cá trê trắng, chỉ khác cá trê là chúng có thêm kỳ trên rất bén. Cả hai giống cá trê trắng và cá ngác đều có ngạnh và đâm rất nhức nhưng với cá ngác kỳ trên đâm còn nhức hơn cá trê trắng gắp bội. Một vết đâm của cá ngác nhức khoảng 24 giờ và vết sưng kéo dài cả tháng. Trong các loài cá gai, thì loài cá ngác là loài cá đâm nhức hơn bất cứ loài cá nào khác...

Ngoài ra, vùng sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long còn có các loại cá như:

Cá biển

Cá biển hay cá bể, cá đại dương là thuật ngữ chỉ về các loài cá sống ở những vùng biển. Chúng là những loài đã được người Việt khai thác tuy nhiên còn chưa nhiều vì phương tiện còn thô sơ, lạc hậu và chủ yếu là đánh bắt gần bờ, mặc dù trong những năm gần đây việc đánh bắt xa bờ đã được chú trọng.

Số lượng

Một đàn cá biển tại Thủy Cung Đầm Sen

Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, biển Việt Nam có sự đa dạng về thành phần các giống loài hải sản, nhất là cá biển. Biển Việt Nam có hơn 2038 loài , trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế, thương mai[51] và 30 loài thường xuyên được đánh bắt, khai thác[52]. Trong 2.038 loài được chia thành 4 nhóm sinh thái chủ yếu[8]:

Việt Nam đã có 635 loài cá sống ở rạn san hô với 62 họ, trong đó có bốn họ đông nhất:

Riêng vùng biển Nha Trang có 398 loài. Hai khu vực tập trung nhiều loài cá nhờ rạn san hô còn nguyên trạng là Hòn Mun và Hòn Gốm, ở Quần đảo Trường Sa, 219 loài thuộc 44 họ, trong đó có 159 loài đặc hữu với các loài cá quý hiếm như: cá mao tiên, cá bàng chài, cá hóa chuột, cá thia được ưa chuộng ở các nước Philippines, Indonesia, Úc

Trữ lượng

Tổng trữ lượng cá trong vùng biển Việt Nam khoảng 3 triệu tấn, trong đó gần 1,6 triệu tấn cá đáy và 1,4 triệu tấn cá nổi, có thể đánh bắt từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn /năm. Một đánh giá cho thấy trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương[53]. Trữ lượng đến 4,2 triệu tấn, sản lượng khai thác tối đa bền vững (maximum sustainable yield, MSY): 1,7 triệu tấn/năm.

Một đàn cá biển tại Thủy Cung Đầm Sen

Sản lượng khai thác cho phép hằng năm khoảng 1,4-1,5 triệu tấn. Sản lượng khai thác cá biển hằng năm hiện nay khoảng 1,2- 1,3 triệu tấn. Cá biển chiếm khoảng 65% tổng số sản phẩm cá của Việt Nam, 35% còn lại là cá nuôi và cá nước ngọt. Các nguồn lợi hải sản ở các vùng biển ven bờ với mức nước sâu dưới 50m đã được xem là khai thác cạn kiệt[53].

Theo nghiên cứu năm 2005 về hiện trạng nguồn lợi hải sản Việt Nam do Viện Nghiên cứu Hải sản (RIMFb) tiến hành tổng trữ lượng hải sản biển Việt Nam ước đạt 4,061 triệu tấn, trong đó trữ lượng cá nổi nhỏ khoảng 1,73 triệu tấn (chiếm 42,6%), cá đáy khoảng 1,174 triệu tấn (28,9%), cá nổi đại dương khoảng 1,156 triệu tấn (28,5%). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng khả năng khai thác của toàn bộ vùng biển Việt Nam khoảng 1,8 triệu tấn trong đó cá đáy chiếm khoảng 26,1%, cá nổi nhỏ 48,1%, cá nổi đại dương 25,7%[51].

Theo số liệu thống kê, khả năng cho phép khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả cá nổi và cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn. Nếu kể cả các hải sản khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở mức 700.000 tấn/năm.

Sự phân bố trữ lượng cá ở các vùng biển như sau:

  • Vịnh Bắc Bộ: trữ lượng 681.200 tấn, khả năng cho phép khai thác 272.500 tấn/năm;
  • Vùng biển miền Trung: trữ lượng 606.400 tấn, khả năng cho phép khai thác 242.600 tấn/năm;
  • Vùng biển Ðông Nam bộ: trữ lượng 2.075.900 tấn, khả năng cho phép khai thác 830.400 tấn/năm;
  • Vùng biển Tây Nam bộ: trữ lượng 506.700 tấn, khả năng cho phép khai thác 202.300 tấn/năm.

Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau[53]. Vùng biển Đông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%)[53].

Tổng số loài thủy sản ở vùng biển Tây Nam của Việt Nam có tới 2.000 loài, trong đó có hơn 80 loài có giá trị kinh tế cao và cá đáy chiếm 70% số loài, với trữ lượng cá, tôm khoảng 610.000 tấn, trong đó vùng ven bờ quanh các đảo và vùng ven biển có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 268.000 tấn.[54] Tại các vùng biển nông như Vịnh Bắc bộ, biển Đông Tây Nam Bộ, đối tượng thường cho sản lượng cao là cá liệt, cá lượng, cá khế, cá phèn khoai, cá trác, cá hố, cá mối, cá nục sồ. Vùng biển miền Trung và giữa biển Đông là các loại cá thu ngừ, cá kiếm cờ, cá nục heo, cá ó, cá dơi. Nghề câu khơi thương bắt gặp cá ngừ vây vàng, cá mập, cá ngừ mắt to, cá cờcá kiếm[51]

Đặc trưng

Cá ở Mỹ ThoMột đàn cá biển tại Thủy cung Đầm SenLoài Taenianotus triacanthus ở Nha Trang

Do đặc điểm của vùng biển nhiêt đới nên cá biển của Việt Nam phần lớn là các loài kích thước nhỏ và chu kỳ sinh sản ngắn. Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Tỷ lệ đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn vừa (10 x 20m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và các đàn rất lớn (20 x 500m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn mang tính đại dương chỉ chiếm 32%. Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển có độ sâu dưới 50m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 - 100m (23,4%)[53].

Nguồn lợi cá biển có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Cá biển ở vùng biển Việt Nam thường sống phân tán, ít kết đàn; nếu có kết đàn thì kích thước đàn không lớn. Tỉ lệ đàn cá nhỏ (có kích thước dưới 100 m2) chiếm tới 82% tổng số đàn cá, các đàn cá vừa (200 m2) chiếm 15%, các đàn cá lớn (trên 1.000 m2) chỉ chiếm 0,1%. Ở các vùng, tùy theo đặc tính sinh trưởng mà có loài cá rất hiếm. Cá thần tiên là loài cá sống rất đơn lẻ, không thành bầy. Nhiều khi cả vùng biển rộng 1km2 chỉ có chừng 10 con. Các loài cá như bàng chài, cá thìa lại sống tập trung thành từng đàn, mỗi đàn có khi tới 1.000 con. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn cá mang tính đại dương chỉ chiếm 32%[8].

Vùng biển gần bờ là nơi tập trung nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế, song do áp lực khai thác lớn nên nguồn lợi cá biển ở khu vực này đã có dấu hiệu suy giảm. Hiện nay, ngành thuỷ sản đang đẩy mạnh việc mở rộng phạm vi khai thác ra vùng biển xa bờ với các đối tượng khai thác có kích thước và giá trị cao hơn. Đồng thời nghề nuôi cá biển cũng đang được phát triển. Đã hình thành các mô hình nuôi công nghiệp phục vụ xuất khẩu đối với một số loài như cá song (cá mú), cá chẽm (cá vược), cá hồng, cá giò. Một số loài khác cũng đang được tiến hành nuôi thử nghiệm như cá tráp, cá chim biển, cá bơn, cá chình[52] Việt Nam đã nghiên cứu thành công và nhập công nghệ sản xuất giống khoảng 10 loài cá biển nuôi, gồm: cá vược, cá giò, cá hồng mỹ, cá hồng bạc, song song với việc nghiên cứu công nghệ sản xuất giống đã có công nghệ nuôi những đối tượng như cá vược, cá giò, cá song, cá chim[55]

Cá độc

Nằm trong khu hệ cá biển cận nhiệt đới, biển Việt Nam khá đang dạng về thành phần loài hải sản, trong đó có cả các loài độc hại và cá nóc biển là một trong những loài đó. Trong 41 loài sinh vật độc ở biển Việt Nam có năm loại cá cực độc là: Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro, cá nóc vằn mặt, cá nóc chấm cam, cá nóc chuột vằn mang, trong đó cá nóc chấm camcá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất[56].

Đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc cá nóc. Cá nóc chứa độc tố độc hại từ trong nội tạng. Độc tố trong các loài cá nóc khác nhau, ở các bộ phận khác nhau thì có hàm lượng khác nhau. Hàm lượng độc tố trong cơ thể còn thay đổi theo mùa, vùng địa lý và giai đoạn phát triển của cá thể. Nội quan của cá nóc, đặc biệt là gan, tuyến sinh dục thường có chứa hàm lượng độc tố nhiều nhất do đó chúng cực độc. Ở một số loài cá nóc độc thì da và thịt cá nóc cũng có chứa hàm lượng độc tố đủ để gây chết người. Vào mùa sinh sản, cá nóc thường độc hơn và cá nóc cái có độ độc mạnh hơn cá nóc đực. Trong thời kỳ cá nóc đẻ trứng, buồng trứng của cá tăng trọng lượng và hàm lượng độc tố cũng tăng lên, mạnh hơn hẳn so với tinh túi con đực. Từ tháng 12 trở đi là mùa đẻ trứng của cá nóc cho nên lượng độc tố trong trứng tăng lên nhanh chóng và độ độc cũng mạnh lên, kéo dài đến tháng 1, tháng 2 và có thể sang cả tháng 3.

Cá bống vân mây tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Chúng có đầu to, thân cá ngắn và tròn, toàn thân màu nâu đỏ, mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây, màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen. Trong cá bống vân mây có độc tố tetrodotoxin, tương tự độc tố của cá nóc. Đây là một trong các chất có độc tính mạnh gấp 275 lần so với xyanua và gấp 50 lần so với mã tiền. Độc tố tetrodotoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao, cho dù cá bống vân mây được nấu chín kỹ thì người ăn cá vẫn bị ngộ độc. Nhiều người dân vẫn nhầm lẫn giữa cá bống vân mây và cá bống hoa. Ở nhiều địa phương người dân vẫn sử dụng lẫn lộn tên giữa 2 loài cá này.

Cá nóc

Ở Việt Nam có khoảng 67 loài cá nóc thuộc bốn họ. Chúng phân bố khá rộng và được bắt gặp gần như ở toàn vùng biển Việt Nam[57]. Trữ lượng cá nóc ở biển Việt Nam ước tính khoảng 37387 tấn, trong đó vùng biển miền Trung chiếm khoảng 44,6%; vùng biển Đông Nam Bộ chiếm 20,6%; vùng biển Tây Nam Bộ chiếm 21,6% và vùng biển vịnh Bắc Bộ chiếm khoảng 14,9% tổng trữ lượng. Phân bố và trữ lượng các họ cá nóc là:

  • Họ Cá nóc bốn răng (Tetraodontidae): Phân bố rất rộng, chúng xuất hiện từ vùng biển ven bờ đến vùng biển xa bờ, từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan. Vùng có mật độ cao là vùng biển ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh, vùng biển ven bờ Nghệ An – Hà Tĩnh, vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Định. Ở vùng biển miền Đông Nam Bộ, cá nóc phân bố nhiều ở vùng biển Bình Thuận, nơi tập trung là phía Nam đảo Phú Quý, vùng biển Bến Tre – Bạc Liêu cũng là khu vực họ cá nóc bốn răng phân bố với mật độ cao. Ở vùng biển Tây Nam Bộ, họ cá nóc bốn răng phân bố nhiều ở khu vực mũi Cà Mau kéo dài lên quần đảo Nam Du, các khu vực khác mật độ phân bố của họ cá nóc này thấp hơn. Họ cá nóc bốn răng (Tetraodontidae) chiếm khoảng 84,7% tổng trữ lượng cá nóc.
  • Họ Cá nóc nhím (Diodontidae) phân bố chủ yếu ở vùng biển miền Trung, mật độ phân bố cao ở các vùng: Quảng Nam – Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Thuận – Khánh Hoà. ở vùng biển Đông Nam Bộ, họ cá nóc nhím chủ yếu ở phía Đông Nam đảo Phú Quý và phía Tây Nam Côn Sơn. Vịnh Thái Lan ít bắt gặp họ này. Họ cá nóc nhím (Diodontidae) chỉ chiếm 11,3% tổng trữ lượng.
  • Họ Cá nóc hòm (Ostraciidae): Hay còn biết đến với tên gọi là cá bò hòm xuất hiện nhiều ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ, hiếm khi bắt gặp ở vịnh Bắc bộ hay vịnh Thái Lan. Một số khu vực họ cá nóc hòm phân bố tập trung là: vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng, vùng biển Khánh Hoà và vùng biển Vũng Tàu, chủ yếu là khu vực xung quanh đảo Côn Sơn kéo dài xuống phía Nam của vùng biển Đông Nam Bộ. Họ cá nóc ba răng chỉ mới bắt gặp ở Miền Trung. Họ cá nóc hòm (Ostraciidae) chiếm 4,0% tổng trữ lượng cá nóc.
  • Họ Cá nóc ba răng (Triodontidae) chỉ mới bắt gặp ở Miền Trung.

Chiếm ưu thế trong sản lượng cá nóc khai thác là phân họ cá nóc tròn (Tetraodontinae), gồm các loài: cá nóc tro (Lagocephalus lunaris), cá nóc xanh (Lagocephalus wheeleri), cá nóc vàng (Lagocephalus spadiceus). Họ cá nóc nhím và họ cá nóc hòm có năng suất khai thác rất thấp. Loài cá nóc vàng, cá nóc thu là những loài có trữ lượng nhiều và chiếm ưu thế so với các loài khác. Không phải loài cá nóc nào cũng độc và thịt cá nóc trắng và ngon. Ở một số tỉnh Miền Trung nước ta, như Khánh Hoà, Bình Thuận, cá nóc hòm (còn gọi là cá bò hòm, cá tăng thiết giáp) được xem là một trong những loài hải sản có giá trị. Ở nhiều địa phương, các loài cá nóc thuộc họ phụ cá nóc tròn vẫn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ hải sản hay làm mồi câu, cá nóc còn được sử dụng làm đồ mỹ nghệ (cá nóc nhím), nuôi làm cá cảnh (cá nóc da báo, cá nóc dẹt va-lăng, cá nóc hòm...).

Cá thương phẩm

Các loại cá nước ngọt được bày bán ở chợ Việt NamCá nước ngọt ở chợ cá Bắc Việt Nam

Cá là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Chất béo của cá rất đặc biệt, chúng chứa các chất béo chưa bão hòa - là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu; và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt. Một số loài cá tốt cho sức khỏe[58][59][60].

  • Cá trắm đen: Cá trắm đen có màu xanh đen là thượng phẩm trong các loại cá nước ngọt.
  • Cá lóc, cá quả (miền Bắc), cá chuối (miền Trung), ngoài ra còn có các tên tràu, cá hoa, cá sộp. Cá lóc là loại cá được mọi người ưa thích vì ít mỡ, nhiều chất khoáng
  • Cá diếc còn có tên khác là Tức ngư, phụ ngư: Là loại cá trắng nước ngọt. Ở Việt Nam, cá diếc là loại sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao.
  • Cá trê là loài cá nước ngọt, sống ở hồ, ao, ruộng, những nơi nhiều bùn, nước lặng, ít ánh sáng.
  • Cá trê phi: Loài cá trê du nhập từ châu Phi.
  • Cá bống: Đây là loại các nước ngọt phổ biến ở Việt Nam, chúng sinh sống chủ yếu trên mặt nước nổi, có hình dạng nhỏ bé. Nhưng đây lại là loại các được nhiều người ưa thích vì không chỉ ngon mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Cá bống chứa hàm lượng collagen phong phú, vừa có tác dụng tăng cường sức khoẻ
  • Cá rô đồng: Cá rô đồng khá quen thuộc vùng thôn quê trung du. Cá rô đồng có thể sử dụng làm nhiều món ăn ngon và đặc biệt hơn là rất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng.
  • Cá chình: Cá trình được xem là một thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất béo.
  • Cá bạc đầu: sống chủ yếu ở nhiệt độ từ 22-30 đọ, đôi khi chúng còn chịu được cao hơn rất nhiều ở những vũng nước tù đọng ngoài đồng ruộng.
  • Cá ngạnh: Cá ngạnh dễ phân biệt với các loại cá nước ngọt khác vì có thân và đầu dẹp, da trơn, hai đôi râu và ba ngạnh trên đầu.
  • Cá ngừ: Đây cũng là 1 nguồn thực phẩm giàu axit béo omega 3.
  • Cá thu: Là một loại cá giàu chất béo, cá thu cũng có các dinh dưỡng như cá ngừ và cá hồi. Cá thu ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương chứa ít thủy ngân nhất.
  • Cá trích: Ngoài axit béo omega 3, cá trích còn chứa các axit amin cần thiết cho việc phát triển cơ bắp. Lượng thủy ngân trong loại cá này cũng rất thấp, an toàn cho mọi người.
  • Cá trắm cỏ
  • Cá trích là loại cá ít tanh, ăn rất lành, thịt trắng, ít mỡ ăn rất béo vì chứa nhiều dầu. Dầu trong cá trích chứa nhiều omega-3. Omega-3
  • Cá chạch còn gọi là nê thu hay thu ngư. Cá này có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, khử thấp tà, giải khát, tỉnh rượu… Cá này còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường, liệt dương, viêm gan virus, trĩ và lở ngứa.
  • Cá ngừ vằn chiếm khoảng 50% trong việc khai thác các nhóm cá ngừ đại dương[61][62]
  • Cá ngừ mắt to: Ở Việt Nam, phân bố ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ.[63]
  • Cá ngừ sọc dưa: trong mùa gió Tây Nam cá ngừ sọc dưa tập trung ở các vùng nước ven bờ từ Bình Định tới Khánh Hòa, có những mẻ đánh bắt cá ngừa sọc dưa chiếm tới 70%[64][65].
  • Cá bạc má: cá bạc má là một trong những loài luôn chiếm vị trí hàng đầu về tỷ lệ trong sản lượng cá nổi nhỏ, và là loài cá được tiêu thụ nhiều.
  • Cá nục: Có hai loài chính là cá nục sồ và cá nục thuôn
  • Cá sòng: ở vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Phú Quốc, ở vùng biển Kiên Giang. Cá sòng là một đặc sản của Phú Quốc, Hậu Giang.
  • Cá ngân: ở vùng biển Vũng Tàu, Bến Tre và Kiên Giang, và ở Phú Quốc
  • Cá hồng: loài cá này chiếm 10 - 12% sản lượng cá đáy ở vịnh Bắc Bộ, một số tỉnh ở vùng Trung Nam bộ như Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Nha Trang.
  • Cá hồng đỏ: Các tỉnh Nam Trung bộ đặc biệt là Khánh Hòa
  • Cá ong: Ở Miền Trung Việt Nam, Cá ong gồm hai loại là cá ong căncá ong bầu. Cá ong bầu dài khoảng 10 – 12 cm, ngang cỡ ba ngón tay nhưng tròn lẳn, bụng căng như có bầu mà nên cái tên là cá ong bầu, cá ong căng mình có sọc vàng đen. thịt cá trắng phau như thịt ếch, dai và ngọt. Cá ong căng thì dài hơn khoảng 12 – 18 cm nhưng đầu to hơn cá ong bầu, cá ong căng mình có sọc màu trắng đen.
  • Cá liệt: Ở vịnh Bắc Bộ Việt Nam, tìm được 17 loài, 5 chi, trong đó 2 loài có giá trị kinh tế. Fish Base liệt kê 16-19 loài (3 loài bị nghi ngờ là phân loại sai) trong 9 chi có ở vùng biển Việt Nam.
  • Cá sơn phân bố nhiều ở khu vực biển Miền Trung Việt Nam với nhiều loại là cá sơn thịt, cá sơn bạc thau, cá sơn vảy, cá sơn đá, cá sơn thóc, cá sơn gà và cá sơn to mắt.[66] Cá sơn đỏ: Ở Việt Nam phân bố Vịnh Bắc Bộ, biển miền Trung, bắt được Cù lao Chàm và quần đảo Trường Sa.
  • Cá mú: Ở Việt Nam, các loài cá mú sống ở môi trường nước lợ, nhiều nhất là vùng biển từ Nam Trung bộ vào tận phía nam gồm các loại cá mú đỏ, cá mú đen, cá mú cọp, cá mú gàu, loại cá chỉ sống trong môi trường tự nhiên ở biển, con người chưa nuôi được.
  • Cá dìa: họ cá này hiện diện nhiều tại các vùng biển như Việt Nam (trong đó phân bố tại vùng Quảng Thái của tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tập trung nhiều nhất là tại rừng dừa Bảy Mẫu, Thuận Tình và các bãi bồi thuộc xã Cẩm Thanh tỉnh Quảng Nam) Một số loài được ghi nhận ở Việt Nam gồm: Cá dìa bông hay cá dìa chấm hay cá dìa công (Siganus gustatus); Cá dìa vân sọc; Cá dìa đá
  • Cá rô phi (loài cá du nhập từ châu Phi) và cá diêu hồng (loài cá lai tạo có nguồn gốc từ
  • Cá hường: Cá phân bố ở vùng nước ngọt, ở Việt Nam phân bố nhiều tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Cá tai tượng: cá tai tượng phân bố tự nhiên ởsông Đồng Nai, khu vực La Ngà
  • Cá chìa vôi biển: Cửa Soài Rạp, Nhà Bè, chúng chỉ sống ở vùng ngã ba cửa biển. Ở Việt Nam, cá chìa vôi sống ở vùng nước xoáy, nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, nơi có cả dòng nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
  • Cá lù đù: Ở Việt Nam có 20 loài, đáng kể nhất là cá lù đù bạc (Argyrosomus argentatus), chiếm sản lượng lớn trong tổng số cá khai thác được ở vịnh Bắc Bộ, ngoài ra con nhiều loại khác nhau như cá lù đù kẽm, cá lù đù sóc, cá lù đù lỗ tai đen, cá lù đù đỏ dạ, cá lù đù măng đen.[67] cá đù bạc phân bố ở vùng nước đục gần bờ và các cửa sông, chúng thường tụ họp thành đàn ở độ sâu không quá 100 m.
  • Cá trích: cá trích có khoảng 10 loài, quan trọng nhất là cá trích tròn (Sardinella aurita) và cá trích xương (Sardinella jussieu). Ở Việt Nam, ngư dân thường gọi các loài cá trích mà họ đánh bắt được theo những cái tên rất riêng. Theo đó có hai loại cá trích là cá trích vecá trích lầm. Cá trích vảy xanhcá mai: ở vùng Nam Trung Bộ, tỉnh Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà....
  • Cá mú gàu sống trong những rạn san hô ngoài khơi,chúng thường đi theo đàn, chúng thường to bằng bắp tay người lớn, da có màu nâu xám, hình thù gồ ghề. Đặc biệt là cái đầu rất to, đôi mắt lồi thao láo, miệng rộng để dễ ăn mồi và cái đuôi bè nhỏ. Bề ngoài hơi xấu xí nhưng thịt cá mú gàu ngon, người ở biển gọi đây là đặc sản. Đặc thù của mú gàu ở chỗ thịt vừa trắng, vừa ngọt lại dai hợp với món nấu canh chua, kho sả ớt hoặc nấu cháo, nướng, món cháo[68][69][70][71].

Một số loài cá có kích thước lớn

  • Cá mặt trăng: Cá trưởng thành có thể dài tới 5,5 m, nặng 1400 kg, thỉnh thoảng chúng bị dạt vào bờ biển Việt Nam.
  • Cá mập trắng: Ở vùng biển Việt Nam, cá mập trắng cũng thường xuyên xuất hiện và đang là nghi phạm số một của nhiều vụ tấn công người trên vùng biển Quy Nhơn.
  • Cá mập voi (còn gọi là cá nhám voi), loài cá sinh sống tại các vùng biển nhiệt đới và ôn đới ấm, đã nhiều lần được ghi nhận tại vùng ven biển Việt Nam. Cá mập voi đã nhiều lần dạt vào bờ biển Việt Nam và được các ngư dân mai táng theo nghi lễ trọng thể của người vùng biển
  • Cá nghéo: Sống ngoài khơi, có thể nặng 2 tấn với thân dài hơn 5m, đường kín thân trên 1m và nặng khoảng 2 tấn.
  • Cá hô: Có thể nặng trên 100 kg: cá hô nặng 120 kg trên Sông Vàm Nao. Cá có chiều dài khoảng 2,5m, chiều ngang gần 1,5m.
  • Cá đuối: Là động vật lớn, tính cả phần đuôi, con cá đuối này dài đến hơn 8m, riêng phần thân có kích thước hơn 2x2m, nặng 83 kg. Con cá đuối này là cá đuối dơi, thịt của nó ngon chỉ xếp sau cá đuối cát.
  • Cá tra dầu: Có thể dài hơn 1,4 m, đường kính hơn 80 cm và nặng tới 63 kg trên sông Tiền. Đây là loài cá có nguy cơ tuyệt chủng, được đưa vào sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN. Nó là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, có con dài đến 3m, nặng 200–300 kg.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_động_vật_Việt_Nam http://www.doisongphapluat.com/can-biet/giao-duc-h... http://www.triciaswaterdragon.com/vietnam.htm http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/3-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/4-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/chong-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/oc-vu-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/so-co-... http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_... http://vncreatures.net/all_events/new_60.php http://vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=2006&tenloa...