Chim Hệ_động_vật_Việt_Nam

Hệ chimViệt Nam
Tháng Bảy về tại Hà Coộc, Quảng Trị
Một đàn chim đang bay lúc chiều tà tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

Chim ở Việt Nam là nhóm động vật được biết đến nhiều nhất. Chim nhìn chung dễ quan sát và nhận biết hơn thú vì hầu hết tất cả các loài đều xuất hiện vào ban ngày, các tiếng hót và tiếng kêu đặc trưng cho từng loài. Tại Việt Nam và Đông Dương chủ yếu tập trung vào khu hệ chim. Cho đến nay, hầu hết 850 loài chim đã được ghi nhận tại Việt Nam. Các loài mới được mô tả là

Các khu rừng ở vùng đồng bằng là môi trường sống quan trọng cho gà lôi của Việt Nam (họ Phasianidae) cũng như cho nhiều loài chim có kích thước trung bình trong đó có chim đuôi cụt (họ Pittidae), giẻ cùiác là (họ Corvidae) và cu rốc đít đỏ (Megalaima lagrandieri). Các khu rừng trên núi nằm trên 1.000m là nơi cư trú của các quần xã lớn và đa dạng của chim sẻ, trong đó có 3 loài khướu và hai loài đặc hữu của Việt Nam

Các vùng đồng cỏ ướt và rừng ngập nước của châu thổ sông Mê Kông là nơi cư trú của các loài chim nước lớn (thủy cầm hay thủy điểu), trong đó có hạc (họ Ciconiidae), quắm (họ Threskiornithidae), diệc (họ Ardeidae) và cốc (họ Phalacrocoracidae) cũng như các chim ăn thịt như đại bàng đầu xám (Ichthyophaga ichthyaetus).

Các bãi bồi và các dải cát dọc theo cửa sông và các đảo ở vùng ven biển phía Bắc là bến đỗ và nơi trú đông quan trọng cho rất nhiều loài chim nước, trong đó có vịt (họ Anatidae), mòng bể (họ Laridae), choi choi (họ Charadriidae) và cò thìa (Platalea minor, thuộc loại nguy cấp).

Số lượng các loài chim của Việt Nam không phân bố đồng đều theo các nhóm phân loại. Một số nhóm, trong đó có chim đớp ruồi (30 loài; thuộc tông (tộc) Muscicapini), khướu (26 loài; tông Garrulacinae) và khướu (79 loài, tông Timaliini) chiếm một tỷ lệ lớn số lượng loài của Việt Nam. Chúng cũng chiếm tỷ lệ phần trăm lớn (tương ứng với 71, 67 và 63%) trong tổng số các loài của mỗi nhóm có phân bố ở Đông Nam Á.

Các thành viên của các nhóm khác có ít loài hơn, như cu rốc (10 loài, họ Megalaimidae) và nuốc (3 loài, tông Harpactini), là các thành viên quan trọng trong các loài của Việt Nam. Các nhóm khác chỉ có một hoặc một vài loài đại diện, trong đó có ô tác (Houbaropsis bengalensis), là loài chim ôtit (họ Otididae) duy nhất có phân bố ở Đông Dương. Có 02 họ chim đặc hữu là họ Chim xanh (Chlorposeidae) và họ Chim lam (Irenidae). Cả hai họ này đều có đại diện tại Việt Nam.

Gà rừng

Gà lôi trắng trống tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh
Gà lôi vằn tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh
Một con Trĩ sao tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh
Gà lôi lam mào trắng (con trống)
Gà lôi lam mào trắng (con mái) tại vườn bách thú Bojnice, Slovakia.
Gà lôi lam đuôi trắng tại Camperdown Wildlife Centre, Dundee, Angus, Scotland
Gà lôi lam đuôi trắng trạ Walsrode Bird Park, Đức
Một con chim công tại Công viên Văn hoá Đầm SenMột con công xanh ở vườn thú Hà NộiMột con công xanh ở vườn thú Hà Nội

Việt Nam được ghi nhận là nơi sinh sống của khoảng 22 loài gà hoang dã khác nhau. Các loài ở Việt Nam được xếp vào họ trĩ gồm các loài chim phân bố rộng trên thế giới, kích thước cỡ trung bình, số loài có cỡ lớn, bé rất ít. Đặc điểm bên ngoài của họ Trĩ thường sống trên mặt đất. Chân chắc, đầu không lớn, mỏ ngắn, khoẻ và hơi cong. Cổ ngắn nhắm thích nghi với điểu kiện kiếm ăn trên mặt đất và các bụi thấp. Cánh ngắn và rộng giúp cho chúng bốc nhanh lên khỏi mặt đất để tránh khỏi sự săn đuổi của kẻ thù tự nhiên. Sống ở nhiều các sinh cảnh khác nhau như: rừng rậm, savan, thung lũng

Chim trống không những lớn hơn chim mái mà còn có bộ lông hết sức sặc sỡ nhằm thu hút bạn tình hay còn gọi là khoe mẽ. Bộ lông của họ Trĩ dày, cứng, thân lông phụ thường khá phát triển. Hầu hết các loài thuộc họ này làm tổ trên mặt đất. Tổ rất đơn giản thường là một đám lá khô hay hõm đất nông. Mỗi năm đẻ 1 lứa mỗi lứa đẻ từ 5 đến 15 trứng. Thức ăn chính của chúng là các loài hạt, quả, củ và côn trùng trên mặt đất. Chim non mới nở thường ăn động vật khi lớn thay thế bằng thực vật. Có 02 loại gà phổ biến là gà rừnggà lôi.

Một số loài gà có sắc màu rực rỡ rất bắt mắt.

  • Gà rừng Việt Nam (Gallus gallus): Là loài chim lớn, cánh dài 200-250mm, nặng 1-1,5 kg. Chim trống có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen. Chim mái nhỏ thua chim đực và toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Chân xám nhạt. Gà rừng sông định cư và ở trong nhiều kiểu rừng. Sinh cảnh thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang, nứa. Sống đàn hoạt động vào 2 thời điểm trong ngày sáng sớm và xế chiều. Buổi tối gà tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ. Gà thích ngủ trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang.
  • Gà lôi trắng (Lophura nycthemera): Nơi ở thích hợp là trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Đã gặp chúng ở độ cao từ 500 – 1000m và trên các đỉnh núi cao từ 1200 – 1800m. Kiếm ăn trên mặt đất và ban đêm ngủ trên cây. Gặp chim đực khoe mẽ vào đầu tháng 2. Chúng có các phân loài
  • Gà lôi trắng Beli (Lophura nycthemera beaulieui): Nhìn chung giống như phân loài Lophura nycthemera nycthemera, nhưng khác ở chỗ chúng có đuôi ngắn hơn một chút: những vạch đen ở phần trên cơ thể nhiều hơn và rộng hơn những vạch đen ở cánh và bên cạnh đuôi rất rõ và đậm nét hơn. Chim cái: Nhìn chung cũng giống chim cái của phân loài Lophura nycthemera nycthemera, nhưng ngực có lẫn màu trắng hungvới màu nâu đen rất rõ. Phân loài gà lôi trắng này phân bố ở Tây Bắc Việt Nam về phía Nam đến Hà Tĩnh. Đã tìm thấy Loài này ở Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ, Thanh Hóa và Nghệ An.
  • Gà lôi Beli (Lophura nycthemera beli): Thường sống trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Đã gặp chúng ở độ cao từ 500 – 1000m và trên các đỉnh núi cao từ 1200 – 1800m. Kiếm ăn trên mặt đất và ban đên ngủ trên cây. Gặp chim đực khoe mẽ vào đầu tháng 2. Phân loài này chỉ có ở vùng Trung bộ từ nam Quảng Trị đến Quảng Ngãi.
  • Gà lôi Berli (Lophura nycthemera berliozi). Là dạng trung gian giữa phân loài Lophura nycthemer beaulieuiLophura nycthemer beli. Chim cái trưởng thành giống chim cái của phân loài beli. Chim đực 1 năm tuổi, chim non và trứng giống của phân loài Lophura nycthemera nycthemera nhưng màu tối hơn. Tương tự như gà lôi beli nhưng khô hơn và có thể là nơi trống trải hơn. Ở độ cao khoảng 600 – 1500m tại rừng A Lưới thuộc Trung Trung bộ (Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế).
  • Gà lôi vằn (Lophura nycthemera annamensis): Phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm viên phía Bắc Plâycu và Phần đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc hữu của nước ta. Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen. Một dải rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm Viên phía Bắc Plây-cu và phần Đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc sản của Việt Nam.
  • Gà lôi hông tía (Lophura diardi): Thưng gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ và chỉ phân bố từ các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào miền Nam. Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m.
  • Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi): Lần đầu tiên được phát hiện trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng BìnhQuảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam trên độ cao 50 – 200m của rừng thứ sinh. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thuỷ nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía.
  • Gà lôi tía (Tragopan temminckii): Chỉ gặp ở Lào Cai (Gần Sapa, trên độ cao 2000 – 3000m). Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có nhiều màu sắc đẹp như: đỏ lửa, đỏ nâu và nâu lẫn đen. Hầu hết ở giữa các lông đều có các vệt xám xanh da trời rộng. Mắt nâu, mỏ đen, da quanh mắt xanh da trời. Yếm màu xanh da trời có chấm đỏ. Chân hồng. Sống định cư ở rừng sâu, nơi có cây cối rậm rạp, trên độ cao từ 1500m trở lên. kiếm ăn và làm tổ trên cây.
  • Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) Nơi sống thích hợp là các sườn đồi thấp và các Thung lũng ven suối có độ cao khoảng 50 – 200m trong các khu rừng ẩm thường xanh nguyên sinh và thứ sinh ở những nơi có tán rừng có nhiều cọ, mây song và tre nứa nhỏ. Có thể gặp trong các khu rừng trồng như rừng cây mỡ (Manglietia glauca). Trong cùng sinh cảnh nói trên còn gặp cả gà lôi lam mào đen, gà tiền, gà so và trĩ sao. Đây là loài mới phát hiện được ở vùng Hà Tĩnh, vùng phân bố của loài này có thể kéo dài đến phía bắc tỉnh Quảng Bình (Tuyên Hóa)
  • Gà lôi nước (Hyrdrophasianus chirurgus): Loài này khá phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. Chúng Gáy và hai dải hai bên cổ đen. Mặt trên cổ vàng tươi có ánh. Mặt lưng và mặt bụng nâu gụ. Hông, trên đuôi và đuôi đen nhạt. Bao cánh trắng, lông bao cánh sơ cấp có mút của phiến trong đen. Lông cánh sơ cấp và thứ cấp đen có vệt trắng ở giữa.
  • Gà lôi lam mào đen (Lophura imperialis): Khu Phân bố từ Quảng Bình, Quảng Trị. Khu vự mới phát hiện: Hà Tĩnh (vùng thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ thuộc huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên), Lào (tiếp giáp vùng biên giới Việt Nam – Lào). Loài đặc sản hiếm ở Việt Nam. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Tình trạng: Vùng phân bố lịch sử nằm trong khu vực chiến tranh ác liệt kéo dài ở Việt Nam, mặt khác do tình trạng phá rừng và săn bắt quá mức nên đã không tìm thấy trong khu vực phân bố cũ ở vùng rừng Hà Tĩnh tình trạng xảy ra như đối với gà lôi lam đuôi trắng.
  • Gà lôi nước Ấn Độ (Metopdius indicus). Chim trưởng thành: Lông ở trên mắt và một dải lông mày rộng kéo dài đến gáy trắng. Phần đầu và cổ còn lại mặt hung, nách và dưới cánh đen có ánh lục thẫm, mặt trên cổ có ánh xanh đỏ hay lục tím. Lông bao cánh lớn, lông cánh sơ cấp và thứ cấp đen có ánh lục ở phiến ngoài. Đuôi và dưới đuôi hung nâu. Chim non: Đỉnh đầu hung nâu, phần dưới lưng có vằn hung nhạt và nâu. Loài này phân bố ở Nam bộ và Nam Trung bộ (đến Ninh Thuận).

Ngoài ra còn có

Cúm núm hay còn gọi là gà nước, sinh sôi nảy nở ở những cánh rừng tràm nội địa và sát biên giới Tây Nam, nhất là An Giang. Người miền Tây không lạ với loại chim rừng này, bởi nó được xem là món khoái khẩu của dân miệt vườn lẫn người thành thị. Cúm núm thuộc loài chim rừng, ăn uống theo thiên nhiên, thịt thơm[32] Cúm núm tuy thân hình mộc mạc, thiếu bộ lông sặc sỡ nhưng bù lại tiếng kêu của nó phải thuộc hạng bậc thầy của các loài chim nước[33][34].

Cu rốc

Việt Nam là nơi cư trú của 10 loài cu rốc, tất cả thuộc chi Megalaima. Phần lớn trong số 10 loài cu rốc ở Việt Nam có phân bố rộng, mặc dù một số loài có phân bố hoặc ở phía Nam hoặc ở phía Bắc.

Hồng hoàng

Có 6 đại diện hồng hoang của Việt Nam thuộc loại có kích thước lớn. Các loài hồng hoàng của Việt Nam chủ yếu ăn quả cây và ăn thêm động vật nhỏ.

Bộ Cú

Một con cú lợnTrà Vinh

Ở Việt Nam, tiếng kêu của cú mèo hay cú lợn đã bị mặc định là mang lại xui xẻo, là tiếng gọi vong hồn từ một nơi xa thẳm. Tiếng kêu oang oang vào buổi tối, đặc biệt lúc khuya khoắt là những cơ sở để nhiều người quan niệm cú báo điềm gở. Cú mèo và cú lợn là hai loài khác nhau. Chúng cũng thuộc hai họ riêng biệt, chỉ giống nhau về thời gian hoạt động, tập tính săn bắt mồi ban đêm và sống ở các khu vực làng mạc, bìa rừng, một số ít ở thành thị. Thực chất, cú đóng vai trò là thiên địch trong việc săn bắt chuột, loài gặm nhấm phá hoại mùa màng, nông sản của người dân

  • Cú vọ (Glaucidium cuculoides): Cú vọ thuộc họ Strigidae. Việt Nam có 15 loài thuộc họ này. Kích thước 20 – 23 cm. Khác với cú mèo, cú vọ không có tai vểnh lên và toàn bộ cơ thể có màu nâu nhạt. Đôi mắt màu vàng và dưới bụng có các vùng lông trắng, đỏ nhạt. Thức ăn chủ yếu là chuột và côn trùng nhỏ. Sống trong các khu rừng thường xanh, rừng thưa cây họ dầu và phân bố hầu hết khắp cả nước.
  • Cú mèo khoang cổ (Otus lettia): Cú mèo thuộc họ Strigidae. Ở Việt Nam có 15 loài thuộc họ này. Kích thước khoảng 23 cm, toàn bộ cơ thể cú có màu nâu nhạt và phía dưới bụng lấm tấm đen. Đôi mắt tròn to, đen và tai có mào vểnh lên. Thức ăn chủ yếu là chuột, chim và côn trùng. Làm tổ trong các hốc cây và phân bố khắp cả nước. Số lượng cá thể còn tương đối, nhưng chủ yếu ở trong rừng.
  • Cú lợn lưng xám (Tyto alba): Cú lợn thuộc họ Tytonidae. Ở Việt Nam có ba loài thuộc họ này. Kích thước 34 – 36 cm, mặt nhìn giống lợn nhà và tiếng kêu rất đặc trưng: “éc éc” như tiếng lợn. Trên lưng có màu nâu xám, mặt có màu trắng và dưới bụng có các chấm đen. Chúng làm tổ trong hốc cây và một số ít trên nóc nhà. Loài này chủ yếu sống ở khu vực thành thị và phân bố đều trong cả nước.

Cú muỗi

Hạc

Cò quăm tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Có 10 loài hạc đã từng có mặt ở Việt Nam, mặc dù it nhất 1 loài không còn phân bố ở đây nữa và một số các loài khác không còn đến đây để sinh sản.

Cả bảy loài hạc thuộc chi Ciconia. Hơi lớn hơn so với cò nhạn, chúng là các động vật ăn thịt theo cơ hội và ăn các loại thức ăn khác nhau. Một loài làm tổ ở Việt Nam

Có 06 loài già đẫy là các loài chim có kích thước rất lớn, đứng cao 110–150 cm với mỏ rất lớn và sải cánh dài tới 290 cm.

Một con vẹt đỏ ở đường Cầu Gỗ, Hà Nội

Đuôi cụt & mỏ rộng

Có 09 loài đuôi cụt của Việt Nam là những loài sống trên mặt đất và khó tiếp cận, thích rừng có nhiều cây bụi gần suối hoặc sông.

Chim xanh lam

  • Có 1 loài Chim lam (Irenidae) duy nhất có phân bố ở Việt Nam
    • Chim lam (Irena puella) là một trong số các loài chim đặc biệt ở Việt Nam và thường dễ quan sát trong các môi trường sống thích hợp.
  • Có 3 trong tổng số 8 loài chim xanh (Chloropseidae) sống có phân bố Việt Nam, các loài chim này phân bố trong các khu rừng ở vùng đồng bằng. Chim xanh nhỏ hơn (17–20 cm) và có màu xanh lá cây sặc sỡ.

Khướu

Khó có thể liệt kê được các loài khướu của Việt Nam, mặc dù đây là nơi cư trú của hơn một nửa các loài phân bố ở lục địa Đông Nam Á (khoảng 240 loài, như vậy ở Việt Nam có thể có hơn 120 loài). Năm loài đặc hữu ở Việt Nam và 7 loài khác đặc hữu ở Đông Dương. Có 3 loài được mô tả từ cao nguyên Kon Tum gồm:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_động_vật_Việt_Nam http://www.doisongphapluat.com/can-biet/giao-duc-h... http://www.triciaswaterdragon.com/vietnam.htm http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/3-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/4-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/chong-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/oc-vu-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/so-co-... http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_... http://vncreatures.net/all_events/new_60.php http://vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=2006&tenloa...