Thú Hệ_động_vật_Việt_Nam

Tập tin:Macaco-de-Dollman.jpgHai con Voọc ngũ sắc, loài linh trưởng có hình dáng và màu sắc đẹp và quý hiếm

Trong hơn 270 loài thú đã được thống kê ở Việt Nam, trong đó có 7 loài thú mới được mô tả, hầu hết chúng là các loài có kích thước lớn thuộc các nhóm hươulinh trưởng[1] Nếu tính cả phân loài (phụ loài) thì nhóm thú ở Việt Nam lên đến 310 loài. Bên cạnh loài dơi tai Trường Sơn (Myotis annamiticus), 18 loài dơi mới được ghi nhận. Tổng số các loài dơi ở Việt Nam lên đến gần 100, xấp xỉ một phần ba tổng số loài thú. Sau dơi, các bộ có nhiều loài nhất ở Việt Nam là bộ Gặm nhấm (64 loài), bộ Ăn thịt, bộ Linh trưởng (19 loài) và thú móng guốc (chủ yếu là bộ Guốc chẵn), trong đó có lợn rừng, hươu naitrâu rừng, bò rừng (bộ Artiodactyla có 18 loài). Tê tê (bộ Pholidota: 2 loài) và đồi (bộ Scandentia: 2 loài). Các loài đặc hữu không phân bố đồng đều trong thú, với đa số là các nhóm có phân bố giới hạn tập trung ở linh trưởng (17 loài trong đó khỉvượn là nhiều nhất), tiếp theo sau với số lượng ít hơn nhiều là thú móng chẵn (6 loài).

Trong số các quần xã thú nổi bật là nhóm các động vật ăn cỏ lớn và các động vật ăn thịt đi kèm theo, trong đó có voi (Elephas maximus); tê giác một sừng Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus); hai loài bò rừng gồm bò tót (Bos gaurus) và bò rừng (Bos javanicus), nai cà tông (Cervus eldii); nai (Cervus unicolor) và sơn dương (Capricornis milneedwardsii). Phân bố cùng với các loài thú lớn này là động vật ăn thịt, trong đó có hổ (Panthera tigris), báo hoa mai (Panthera pardus), báo gấm (Pardofelis nebulosa), chó rừng (Canis aureus), chó sói lửa (Cuon alpinus). Các quần thể thú này đã bị giảm số lượng đáng kể do săn bắn. Ba loài có phân bố tự nhiên trong môi trường sống này ở Việt Nam là bò xám (Bos sauveli), trâu rừng (Bubalus arnee) và một phân loài của hươu vàng Đông Dương (Axis porcinus annamiticus).

Linh trưởng

Một con vượn tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Việt Nam có 3 trong số 5 họ linh trưởng của châu Á: vượn (họ Hylobatidae), khỉvoọc (họ Cercopithecidae) và cu li (Lorisidae). Hiện có 19 loài và 8 phân loài ở Việt Nam. Bên cạnh sự phong phú về số lượng loài và số lượng lớn các loài đặc hữu, rất nhiều loài linh trưởng ở Việt Nam bị đe dọa ở mức toàn cầu. Có 4 loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam bị đe dọa tuyệt chủng:

Thức ăn chủ yếu của voọc vá là quả cây rừng, lá nõn cây, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Mỗi năm đẻ một con, voọc con xuất hiện trong đàn vào mùa xuân đầu mùa hạ. Voọc vá sống thành đàn 5-10 con, có đàn đông tới 20 - 30 con. Mỗi đàn có vùng sống hoạt động riêng tách biệt tương đối với các đàn khác. Hoạt động ban ngày vào hai buổi sáng và chiều tối. Buổi trưa và đêm nghỉ ngơi, trú ẩn trên cây cao, trên mỏm đá, hoặc trong hốc đá khi trời lạnh. Ở Việt Nam, Vọc là một trong những động vật bị tàn sát dã man nhất. Năm 2011 xảy ra vụ 21 con voọc chà vá chân đen đã bị thợ săn bắn hạ tại vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Hải, Ninh Thuận), là cuộc thảm sát voọc lớn nhất được ghi nhận ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Do Voọc sống rất ân tình, bắn được con voọc đầu đàn thì cả bầy sẽ quây quanh, bỏ ăn bỏ uống đến mấy ngày tiếc thương mà không di chuyển đi đâu nên khá dễ để bị thợ săn bắn hạ liên tục[21]

Vượn

Bốn loài và hai phân loài vượn của Việt Nam có phân bố hầu như là không giao nhau. Tất cả các loài vượn ở Việt Nam đều là vượn đen thuộc chi Nomascus.

Khỉ

Năm loài và 1 phân loài có phân bố tại Việt Nam:

Một con khỉ ở Việt Nam

Hiện nay, tình trạng báo động về nạn săn bắt các loài khỉ rừng đưa về làm vật nuôi hay làm thức ăn đang diễn ra ở Việt Nam[22] Nhiều nơi, hàng trăm con khỉ thuộc danh sách động vật nguy cấp cần bảo vệ bị người dân nuôi nhốt, xiềng xích, có cá thể bị đứt tay chân, hôi thối và ruồi nhặng bu kín[23].

Voọc

Voọc Cát Bà

Voọc là nhóm linh trưởng độc đáo ở Việt Nam. Có 08 loài và 4 phân loài thuộc 3 chi (giống) khác nhau, chiếm 44% tổng số phân loài của linh trưởng tại Việt Nam. Voọc là nhóm linh trưởng bị đe doạ nhiều nhất ở Việt Nam. Chúng đôi khi bị săn bắn và giết hại một cách dã man theo kiểu thảm sát làm trò đùa[21][24]

  • 03 loài voọc chà vá
  • 08 loài voọc
  • 01 loài voọc mũi hếch đặc hữu của Việt Nam.
Một con voọc chà vá chân xámTrung tâm cứu hộ linh trưởng Vườn quốc gia Cúc Phương
Voọc đen đang bị giam tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) thường ở rừng kín thường xanh, rừng kín nửa rụng lá, sống thành đàn khoảng 10 - 15 con. Loài này phân bố ở Quảng Nam, Kon Tum, Bình Định. Voọc chà vá chân xám chỉ có ở Việt Nam, là một trong 25 loài linh trưởng đang trong tình cảnh nguy cấp nhất trên thế giới. Hiện chỉ còn khoảng 2.000 con sống trong tự nhiên.

Chà vá chân đỏ (Pygathrix nemaeus). Thân hình chúng thon nhỏ, lông nhiều màu, trán màu đen, lông mặt dầy tạo thành đĩa mặt, màu từ trắng xám đến xám. Cổ và ngực chúng có màu hung đỏ từ rực rỡ đến nhạt. Loài Chà vá chân nâu phân bố Từ Thanh Hóa (19030 độ vĩ bắc) dọc dãy Trường Sơn tới Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh. Chà vá chân nâu sống trong rừng già, rừng nguyên sinh trên núi cao 500 - 1.000 m so với mặt biển. Voọc chà vá chân nâu sống trong rừng nguyên sinh trên núi cao, kiếm ăn cả ở rừng thứ sinh, rừng hỗn giao, nương rẫy. Loài này thường ăn quả, lá cây rừng, ngô, khoai, sắn, rau xanh.

Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) có thân hình thon nhỏ, chân, tay dài, lưng màu xám đen, đầu trắng xám. Hai bên thái dương chúng có viền lông nâu đỏ. Mặt nhiều lông dài màu trắng xám. Chà vá chân đen sống ở rừng kín nửa rụng lá và rừng cây họ Dầu Dipterocarpaceae. Loài này sống ở Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai.

Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) là loài đặc hữu của Việt Nam. Trước đây, chúng xuất hiện ở đảo Cát Chiên thuộc Quảng Ninh, nhưng hiện chỉ còn tìm thấy chúng ở đảo Cát Bà thuộc Hải Phòng; trên thế giới không tìm thấy cá thể nào. Khi trưởng thành, đầu và vai con đực lông màu trắng nhạt, con cái lông màu thẫm hơn. Voọc đầu trắng sống ở rừng cây gỗ và dây leo mọc trên vách đá ở độ cao 100 –150 m so với mặt nước biển. Chúng chủ yếu ăn lá, quả cây rừng là đa, huyết dụ, lá và quả cây độc như lá ngón, hạt mã tiền. Sống ở rừng cây gỗ và dây leo mọc trên vách đá ở độ cao 100 – 150 m so với mặt biển. Khi gặp nguy hiểm, nó phát tiếng kêu báo hiệu cho cả đàn tìm nơi ẩn nấp.

Cà đác (Rhinopithecus avunculus) là một trong số 25 loài linh trưởng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và là loài đặc hữu của Việt Nam. Voọc mũi hếch có bộ lông nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt. Không có mào lông trên đỉnh đầu. Nơi sống của voọc mũi hếch có phần đa dạng hơn các loài voọc khác. Chúng thường ở những vùng cây cao trên núi đất và Thung lũng hơn rừng cây núi đá, vùng sườn đồi dưới chân núi có rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa. Chúng sống ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh

Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri). Bộ lông của chúng màu đen, có mào lông trên đỉnh đầu, đuôi dài hơn thân. Loài đặc hữu này của Việt Nam thường sống thành đàn 5 đến 10 con do con đực già làm đầu đàn. Nơi sống ưa thích của voọc mông trắng là vùng rừng thứ sinh cây gỗ cao 4 – 5 m, mọc trên vách đá có hang động. Mùa đông chúng ngủ trong hang đá, mùa hè ngủ trên vách đá cửa hang. Voọc mông trắng sống ở Yên Bái, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi). Chúng có bộ lông đen tuyền, trên má có vệt lông màu trắng kéo dài quá tai, đỉnh đầu có mào lông đen, đuôi lông màu đen, không xù xì. Voọc đen má trắng ăn chồi non, lá cây và rất ít quả cây rừng. Loài này sống trên những vách núi đá vôi ở độ cao không lớn có nhiều cây gỗ và dây leo. Mỗi đàn có vùng lãnh thổ hoạt động riêng nên chúng không xâm phạm lẫn nhau, chúng có thể sống ôn hòa với các loài khỉ khác. Chúng sống ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Cu li

Chỉ có một chi cu li (Nycticebus) phân bố tại Việt Nam, tất cả cu li đều được phân loại trong cùng một loài (N. coucang). Đến nay 2 loài đã được công nhận là

  • Cu li lớn (N. bengalensis). Tại Việt Nam, cu li lớn được xếp vào Danh mục các loài thực vật, động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại [25].
  • Cu li nhỏ (N. pygmaeus). Cu li nhỏ được xếp vào Danh mục các loài thực vật, động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại [25].

Voi

Voi Việt Nam là một trong ba loài trong bộ Proboscidea còn lại trên trái đất ngày nay. Việt Nam từng có từ 1500-2000 cá thể phân bố khắp Việt Nam. Số lượng voi đã giảm xuống nhanh chóng và tới năm 2002 chỉ có từ 59 đến 80 cá thể còn sống sót trong tự nhiên. Voi ở Việt Nam tập trung ở Vườn Quốc gia Yok Don và Cát Tiên ở miền Nam Trung Bộ và phân bố rải rác dọc theo vùng biên giới phía Tây với Lào và Campuchia. Cho đến năm 2000, xấp xỉ 150 cá thể voi đã được thuần hoá còn sống chủ yếu tập trung tại tỉnh Đắc Lắc. Voi Việt là loài động vật để lại nhiều dấu ấn trong nền văn hóa, lịch sử Việt Nam.

Thú móng guốc

Thú có móng guốc ở Việt Nam có chung một đặc điểm, chúng là một trong số các loài thú bị đe dọa nhiều nhất bởi những giá trị chúng đem lại, đặc biệt là nguồn thịt rừng và các sản phẩm như sừng, lông, da. Trong số xấp xỉ 20 loài thú móng guốc đã từng có phân bố tại Việt Nam, 3 loài đã bị tuyệt chủng và 2 loài khác cũng nhiều khả năng đã không còn tồn tại. Thú có móng guốc ở Việt Nam bị đe dọa bởi săn bắt và mất môi trường sống. Thú có móng guốc cũng chiếm đa số trong số các loài thú mới được công nhận ở Việt Nam, với 4 loài mới được mô tả và 2 loài khác được phát hiện lại kể từ năm 1992. Trong số các loài còn lại, chỉ có 5 loài không bị coi là bị đe dọa toàn cầu.

Bò tót

Bò tót Đông Nam Á phân bố ở Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng (Bảo Lộc) Đồng Nai (La Ngà, Vĩnh An, Nam Cát Tiên) Sông Bé, Tây Ninh. Nơi sống của bò tót là rừng giá thường xanh, rừng hỗn giao, rừng thứ sinh, rừng khộp, địa hình tương đối bằng phẳng ở độ cao 500 - 1.500m so với mặt biển. Hoạt động ban ngày ở rừng thưa, trảng cỏ cây bụi, sống thành từng đàn 5 - 10 con (có đàn 20 - 30con), đôi khi cũng gặp những cá thể sống đơn độc. Chúng ăn cỏ và lá cây, măng tre, nứa.

Bò rừng

Bò rừng có ở giữa Biên Hoà, Bà Rịa đến Phan Rí, Đắc Rinh, Phan Thiết, Lâm Đồng, sông La Ngà. Hiện nay có từ Kontum, Đắc Lắc (Đắc Min, Easúp) đến Đồng Nai (Nam Cát Tiên), Sông Bé (Bù Gia Mập). Chúng thích sống ở những sinh cảnh thưa thoáng mát, nhất là rừng khộp. Nơi ở thường là những khu rừng rậm rạp hoặc thung lũng. Bò rừng sống thành đàn từ 10 - 30 con, tập tính sống đàn, ban đêm nghỉ ngơi ngủ, quây thành vòng tròn, con non, con già ở giữa, con tơ khoẻ ở vòng ngoài bảo vệ đàn. Hoạt động kiếm ăn ban ngày vào sáng và chiều tối, buổi trưa nghỉ ngơi và nhai lại. Thức ăn chủ yếu lá cỏ, lá cây.

Bò xám

Bò xám sống ở Gia Lai, Kontum (Sa Thấy), Đắc Lắc (Yokđôn), Sống Bé (Bù gia Mập). Bò xám sống ở rừng già, rừng thưa, rừng khộp. Sống thành từng nhóm 3 - bốn con lẫn với các đàn bò rừng, bò tót hoặc sống thành từng đàn từ 4 - 20 con. Bò xám kiếm thức ăn ở ven rừng, thức ăn là cỏ, lá cây rừng, măng tre, nứa. Người ta nhận thấy bò con thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1. Thời gian có chửa 9 tháng. Mỗi năm một lứa, mỗi lứa một con.

Cheo cheo

Cheo cheo Nam Dương phân bố Lạng Sơn (Yên Bình, Hữu Lũng), Vĩnh Phú (Tam Đảo), Thanh Hóa (Thường Xuân, Hồi Xuân), Nghệ An (Quỳ Châu, Phủ Quỳ), Hà Tĩnh (Hương Khê), Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai (La Ngà, Vĩnh An). Sống ở rừng già, rừng thưa cây lá rậm địa hình tương đối bằng phẳng. Nơi ở gốc cây to bụi cây móc. Chỉ ghép đôi trong thời kỳ động dục. Hoạt động ban đêm. Thức ăn chủ yếu của chúng là quả lá cây, cỏ.

Cheo cheo Napu phân bố ở Khánh Hòa (Nha Trang). Cheo cheo napu sống ở rừng già, rừng thưa trên núi đất địa hình tương đối bằng phẳng. Có lẽ chúng không thích nghi với vùng núi cao. Sống đơn độc, lặng, lẽ. Chỉ ghép đôi trong thời kỳ động dục. Thức ăn chủ yếu của chúng là quả lá cây, cỏ.

  • Hươu sao Việt Nam tại Vườn thú Labem
  • Hươu sao Việt Nam tại Vườn thú Labem
  • Hươu sao Việt Nam tại Vườn thú Labem
  • Hươu sao Việt Nam tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
  • Hươu nai Việt Nam tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Thú ăn thịt

Có 39 loài thuộc 6 họ động vật ăn thịt đã được liệt kê ở Việt Nam. Do bản năng săn mồi và khả năng đặc biệt, động vật ăn thịt thường có xung đột với con người. Vì tiềm năng vốn có của chúng, động vật ăn thịt cũng dễ bị tác động của việc săn bắt để phục vụ mục đích tiêu dùng và làm thuốc truyền thống.

Thú họ Mèo

Có 08 trong số 10 loài thú họ Mèo châu Á có phân bố ở Việt Nam. Hầu hết chúng đều có phạm vi phân bố rộng khắp trên cả nước trừ mèo gấm. Chúng sống ở nhiều kiểu rừng khác nhau. Hầu hết các loài thú họ Mèo tại Việt Nam đang trong tình trạng nguy cấp rất cần được bảo vệ. Việt Nam là địa bàn phân bố của hai loài thú lớn họ Mèo là hổ Đông Dươngbáo Đông Dương.

Báo hoa mai Đông Dương tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Ở Việt Nam, họ mèo khá phong phú về chủng loại và được gọi bằng nhiều tên: mèo, miu, miêu, mão... Với mỗi loài, mỗi địa phương, mỗi dân tộc dùng một vài tên gọi đặc trưng, như mèo rừng (Việt) còn được gọi là cáo khua (Mường), tu hen meo (Thái), tu hin meo (Tày)... Mèo rừng Việt Nam gồm 4 loài. Phổ biến nhất là mèo rừng thường (Felis bengalensis), sống khắp vùng rừng núi và trung du, thân dài chừng 40–60 cm, nặng khoảng 3–5 kg, lông vàng trắng điểmnhững vệt và đốm đen nâu. Ba loài kia quý hiếm hơn nhiều, đều có tên trong sách đỏ: mèo ri (hay mèo núi, mèo rừng Á - Felis chaus), mèo gấm (Felis marmorata) và mèo cá (hay mèo đuôi ngắn - Felis viverrina).

Một số loài thuộc họ mèo của Việt Nam có thể kể đến là:

Hổ tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbeti) là loài mèo ăn thịt lớn nhất ở Việt Nam và là động vật ăn thịt đầu bảng trong hệ động vật Việt Nam. Từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20 trở về trước, hổ phân bố ở khắp các vùng rừng núi, thậm chí cả ở vùng trung du và hải đảo. Thức ăn của hổ đa dạng gồm các loài thú móng guốc là chủ yếu (gồm hươu nai, hoẵnglợn rừng), thú nhỏ, chim, bò sát, chúng còn ăn cả . Nhiều con hổ còn vào làng bản, khu dân cư để bắt gia súc, gia cầm và thỉnh thoảng tấn công và ăn thịt người. Chúng được tôn xưng là Chúa sơn lâmảnh hưởng sâu đậm trong nền văn hóa Việt.

Quần thể hổ ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia có hổ phân bố bị giảm đi đáng kể do nạn săn hổ, bắt để nấu cao (cao hổ cốt), mất môi trường sống và suy giảm nguồn thức ăn. So với hoạt động buôn bán các loài động vật hoang dã khác ở Việt Nam, hoạt động buôn bán hổ có tính chất hoàn toàn khác biệt do số lượng ít và giá trị cao của loài động vật này. Các đối tượng vi phạm dùng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn để che giấu hành vi bất hợp pháp của mình. Các đối tượng buôn bán hổ trái phép ở Việt Nam hoạt động rất chuyên nghiệp, có tổ chức. Việt Nam đã tham gia vào công ước bảo tồn hổ và tổ chức Ngày Quốc tế Hổ đầu tiên ở Việt Nam.

Mèo nhà được thuần hóa từ mèo rừng nhưng Các loài ở châu Á hiện vẫn chưa xác định được nguồn gốc chính xác. Chúng là loài vật nuôi được cưng chiều trong nhiều gia đình và là người bạn thân thiết của chúng ta. Do được thuần chủng nên ngoài thức ăn là chuột chúng còn ăn các loài thức ăn khác của con người. Mèo nhà là động vật cũng thân thuộc trong gia đình ở Việt Nam. Người Việt nuôi chúng chủ yếu để bắt chuột là chính.

Mèo rừng (Felis bengalensis) có kích thước lớn hơn mèo nhà, nặng 3–5 kg, thân dài 45–55 cm. Lông mềm, màu vàng trắng điểm nhiều đốm đen không đều, quanh đốm đen viền vàng nâu. Bụng và chân màu xám trắng. Thức ăn chủ yếu là chuột. Đây là loài mèo được ghi nhận là phân bổ nhiều nhất ở Việt Nam. Chúng sinh sống ở hầu khắp các dạng rừng: thường xanh, khô hạn, phục hồi… Chúng còn bị săn bắn bởi quan niệm mê tín và thú chơi linh vật mèo rừng.

Mèo bắt cá (Felis viverrina) có bộ lông ngắn, hơi thô màu cơ bản xám hoặc lông sỉ, có nhiều đốm nhỏ thẫm mờ dọc sườn. Đuôi ngắn, xám sẫm, có đốm đen từ gốc đến mút đuôi. Thức ăn chủ yếu của loài mèo xinh đẹp này là các loài cá, đôi khi chúng cũng ăn các loài thú nhỏ như chim, chuột. Chúng sống ở vùng thấp, bụi cây ven rừng, dọc sông suối, ao đầm, ven biển, rừng ngập mặn và sống đơn độc. Đây là loài thú quý hiếm và hiện đang bị đe doạ tuyệt chủng vì các sinh cảnh nơi chúng sinh sống đang bị con người chia cắt, tàn phá để lấy đất nông nghiệp và xây dựng khu du lịch sinh thái.

Mèo gấm (Pardofelis marmorata) có bộ lông đẹp nhất trong họ hàng nhà mèo rừng. Chúng thường bị con người săn bắt lấy da, lông nên số lượng của loài này rất dễ bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Sống chủ yếu ở rừng sâu cây gỗ lớn, nhiều tầng tán. Hoạt động và tìm kiếm thức ăn ban đêm trên mặt đất. Với kích thước nhỏ nhắn, chúng cũng là loài có thể sống ở nhiều độ cao khác nhau. Những ghi nhận mới nhất về loài này được tìm thấy ở độ cao trên 2.000m thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai).

Mèo ri (Felis chaus): Đây thực sự là loài mèo được biết đến ít nhất ở Việt Nam. Các nhà khoa học chỉ phát hiện ra chúng ở Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh), giáp với biên giới Campuchia vào những năm 1976-1978 và hiện nay hầu như không còn bất cứ ghi nhận mới về loài này ở Việt Nam. Nơi sống của chúng là ở vùng cây bụi, bìa rừng vùng cỏ lau sậy dọc sông suối, ao đầm. Có thể gặp chúng ở những làng bản cũ, nhà gạch, chùa chiền, miếu hoang lâu năm.

Mèo rừng hay mèo cá (Prionailurus viverrinus) hay mèo báo (tiếng Mường: cáo khua) là những con mèo rất giỏi bơi lội và bắt cá. Sống ở rừng thứ sinh nghèo, trên các savan cây bụi, các bãi cây ven nương rẫy, đến tận sinh sống tại các vùng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Chúng vận động nhanh nhẹn, leo trèo, bơi lội giỏi. Kiếm ăn đêm, ngày ngủ trong hốc cây, hang đá, trong bụi rậm hay trên chạc cây to kín. Thường ngồi rình mồi, đợi khi con mồi đi qua, nhảy ra vồ và ngoạm vào gáy. Mèo rừng ăn chuột, sóc, chim, lưỡng cư và các loại côn trùng (cào cào, châu chấu). Thức ăn ưa thích là chuột. Mèo rừng hung tợn, hay rình bắt gà vịt ăn[26].

Báo lửa phân bố rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và phía Nam. Báo lửa sống trong nhiều kiểu rừng như rừng già, rừng tái sinh, trảng cây bụi, cạnh rừng trên núi đất và núi đá. Cảnh quan ưa thích là rừng nhiều tầng, có tầng thấp phát triển, mặt đất có nhiều lá nổi. Báo lửa không có chỗ ở cố định lâu dài. Sống đơn độc làm tổ ở gốc cây, hốc đá. Thức ăn gồm thú cỡ nhỏ: thỏ, khỉ, nai non, hoẵng, mễn, lợn rừng non, và các loài chim...

Báo hoa mai Đông Dương sống ở các tỉnh miền núi từ Bắc tới Nam. Chúng sống trong nhiều kiểu rừng, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và cây bụi kề rừng. Chỗ ở không cố định. Vùng hoạt động rộng ở nhiều độ cao khác nhau. Có thể leo trèo cây lớn cao 2 - 3m. Sống đơn độc, chỉ ghép đôi trong thời kỳ động dục và hợp đàn tạm thời lúc săn mồi. Thức ăn chủ yếu là các loài thú khác như nai hươu, hoẵng, lợn rừng, khỉ và động vật nuôi như trâu bò, dê.

Báo hoa mai ở Việt Nam

Báo Đen là dạng biến dị cá thể cùng loài của Báo Hoa mai (hay còn gọi là bệnh hắc tố) với nền lông màu đen tuyền,các đốm hoa thị cũng có màu đen ẩn vào nền lông trên thân báo nên rất khó phân biệt. Cả hai dạng Báo Hoa mai lông đen và Báo Hoa mai lông vàng đều có thể được đẻ ra trong cùng một lứa, dạng này rất hiếm gặp.

Báo gấm sống ở Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Lài Châu (Mường Tè), Lạng Sơn (Bắc Sơn, Hữu Liên), Sơn La (Thuận Châu, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã), Vĩnh Phú (Thanh Sơn), Hòa Bình (Đà Bắc), Gia Lai, Kontum (Sa Thầy, Kom Hà Nừng). Bào gấm sống ở rừng rậm nhiều tầng, trên núi đất, núi đá. Chúng sử dụng các hang hốc tự nhiên làm tổ đẻ. Hoạt động ban đem, leo trèo giỏi, bắt mồi từ trên cây. ban ngày thường ngủ trên cành cây. Thức ăn chủ yếu của báo gấm là các loài chim thú nhỏ như khỉ, voọc, cu ly, cheo cheo, nai non và hoẵng. Mùa sinh sản thường vào mùa hè.

Chó
Một con sói rừng Việt Nam tại Thảo Cầm viên Sài Gòn

Họ Chó ở Việt Nam phân bố tại nhiều khu rừng, chúng thường được gọi là chó rừng, chó sói. Một trong số 4 loài chó ở Việt Nam

Sói rừng ở Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum). Lần đầu tiên đã tìm thấy loài này ở Đắc Lắc. Chúng thường sống ở các khu rừng ven nương rẫy, có thể gần các trạng trại hay khu dân cư trong rừng. Sống đơn hay sống đôi, kiếm ăn đêm. Khác Chó sói lửa, Chó sói vàng khá bạo dạn, chúng có thể vào tận nơi ở trong rừng của con người khi họ đã đi ngủ để kiếm ăn. Thức ăn của chúng là thú nhỏ, Chim, bò sát, ếch nhái. Chó rừng thường theo Hổ để ăn các mẩu thịt Hổ để lại.

Chó sói đỏ có ở Lai Châu, Lào Cai (Sapa), Bắc Thái, Sơn La (Mộc Châu), Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc. Sói đỏ có phân bố rộng ở các tỉnh miền núi. Chúng sống ở rừng, thường cư trú và hoạt động ở rừng già, những lúc săn đuổi mồi có thể về gần bản làng. Sói đỏ là thú ăn đêm, nhưng hoạt động tích cực vào lúc sáng sớm và chiều tối (có khi cả ban ngày), vùng hoạt động lớn và luôn thay đổi. Sống từng đôi hoặc đàn 5 - bảy con, khi săn mồi có thể nhập đàn 10 - 15 con. Thức ăn của sói đỏ là nai, hoẵng lợn rừng, động vật nuôi và các loài chim lớn. Chúng còn tấn công cả gia súc ở một số nơi và được gọi là cơn ác mộng của đồng bào Tây Bắc

Gấu

Hai loài gấu khác nhau về kích thước, sở thích về môi trường sống và về dạng thức ăn

  • Gấu ngựa (U. thibetanus) có kích thước lớn hơn chủ yếu ăn thực vật.
  • Gấu chó (U. malayanus) nhỏ hơn ăn cả thực vật và côn trùng.

Năm 2005, có tới 4.600 con gấu được nuôi tại nhà dân. Số này được bắt từ tự nhiên hoặc nhập khẩu trái phép từ các nước xung quanh như Lào, Campuchia, hoặc tại các khu rừng ở Việt Nam. Việt Nam còn 1.800 con gấu được nuôi tại hộ gia đình[27]

Chồn
Một con rái cá tại Đầm Sen

Có 13 loài thuộc 3 nhóm chính đã được thống kê tại Việt Nam:

Cầy
Một con cầy giông sọc ở Thảo cầm viên Sài Gòn

Có 10 loài trong số cầy có phân bố tại Việt Nam.

Cầy bay

Thú ăn côn trùng

Có 18 loài thú ăn côn trùng đã được ghi nhận tại Việt Nam. Những loài này thuộc 3 nhóm: chuột voi (2 loài), chuột chù (12 loài) và chuột chũi (4 loài).

Tê tê

Có 02 loài tê tê phân bố ở Việt Nam có phạm vi phân bố không giao nhau:

Đồi

Có 02 loài Đồi sống ở Việt Nam:

Gặm nhấm

Một con sóc đenĐầm SenThịt chuột đồngSa Đéc

Xấp xỉ 65 loài phân bố ở Việt Nam là những động vật hoang dã dễ quan sát nhất, đặc biệt là sóc.

Sóc là loài chuột bay, phi thân rất giỏi. Nó dùng đuôi lông mềm làm bánh lái khi chuyền từ ngọn dừa này sang ngọn dừa khác. Làm tổ sinh con trên ngọn dừa, ngọn cau, sóc sinh sản theo cấp số nhân. Chừng ba tháng nó lại sinh một lứa, mỗi lứa 3-4 con. Do trái cây là nguồn thực phẩm sinh sống của sóc nên nhà vườn phải chịu nhiều thiệt hại lớn, đôi khi mất trắng[29].

Thỏ

Có nhóm thỏ rừng có phân bố ở Việt Nam. Có 02 loài thỏ có phân bố ở Việt Nam thuộc chi Nesolagus:

Dơi

Trong số 91 loài dơi của Việt Nam, 11 loài thuộc nhóm megachiroptera và số còn lại thuộc 5 họ của nhóm microchiroptera. Tại Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm ở phía Bắc Việt Nam vào năm 1997 xác định được 3,5% số lượng loài trên toàn thế giới.

Cá voi

Bộ cốt cá voi trong dinh Vạn Thủy Tú ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, đây là bộ cốt cá voi lớn nhất Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á vẫn còn nguyên vẹn (dài 22m, nặng 65 tấn)

Có xấp xỉ 20 loài sống trong vùng biển của Việt Nam. Chúng khác nhau về kích thước

Bò biển

Bò biển (Dugong dugon) hay còn gọi là Cá cúi là loài duy nhất của Việt Nam thuộc bộ này và sống ở vùng nước nông ven bờ của Côn Đảo và Đảo Phú Quốc. Chúng được tìm thấy ở vùng biển Côn Đảo (khoảng 30 con) và Phú Quốc. Từ cuối thập niên 1990 vì môi trường bị ô nhiễm nhóm cá cúi ở Côn Đảo bị đe dọa và số cá cúi đã giảm. Sang đầu thập niên 2000 vùng Côn Đảo còn khoảng 10 con và Phú Quốc còn dưới 100 con. Mãi đến năm 2002 nhà chức trách tỉnh Kiên Giang mới thi hành lệnh cấm săn bắt cá cúi. Cá cúi bị đe dọa bởi nạn săn bắn vì thịt cá cúi có tiếng là ngon. Vì chúng bơi rất chậm, cá cúi dễ bị sa lưới. Ngoài ra cặp nanh của cá cúi với cấu trúc giống ngà voi nên cũng gây ra thị trường buôn nanh khiến chúng bị săn bắt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_động_vật_Việt_Nam http://www.doisongphapluat.com/can-biet/giao-duc-h... http://www.triciaswaterdragon.com/vietnam.htm http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/3-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/4-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/chong-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/oc-vu-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/so-co-... http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_... http://vncreatures.net/all_events/new_60.php http://vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=2006&tenloa...