Erich_Honecker
Erich_Honecker

Erich_Honecker

Erich Ernst Paul Honecker (tiếng Đức: [ˈeːʁɪç ˈhɔnɛkɐ]; sinh ngày 25 tháng 8 năm 1912, mất ngày 29 tháng 5 năm 1994)[5] là một chính trị gia người Đức, và là Tổng Bí thư Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED). Trên cương vị lãnh đạo đảng, ông làm việc chặt chẽ với Moskva (nơi có một đội quân lớn đóng quân ở Đông Đức). Erich Honecker chi phối chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) từ năm 1971 cho đến khi ông bị buộc phải rời khỏi trong những tuần trước khi Bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11 năm 1989. Từ năm 1976 trở đi, ông đồng thời là nguyên thủ quốc gia chính thức của nước này với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức sau khi Willi Stoph từ bỏ chức vụ này.Sự nghiệp chính trị của Honecker bắt đầu vào những năm 1930 khi ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản của nước Đức. Erich Honecker từng bị chính quyền Đức phát xít bắt giam. Sau Thế chiến II, ông được quân đội Liên Xô trả tự do và khởi động lại các hoạt động chính trị của mình, thành lập tổ chức thanh niên tên Thanh niên Đức tự do năm 1946 và làm chủ tịch của hội cho đến năm 1955. Là Bí thư trung ương Đảng vùng Đông Đức mới, ông là một trong những người khởi xướng việc xây dựng Bức tường Berlin; đến năm 1961 thì chịu trách nhiệm về "lệnh bắn" dọc biên giới nội Đức.Năm 1970, ông khởi xướng một cuộc đấu tranh quyền lực chính trị, với sự hỗ trợ từ nhà lãnh đạo Điện Kremlin Leonid Brezhnev. Kết quả là ông thay thế Walter Ulbricht lên nắm quyền Bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ươngChủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đông Đức đã áp dụng chương trình "chủ nghĩa xã hội tiêu dùng". Mục tiêu của chương trình là tiến tới cộng đồng quốc tế bằng cách bình thường hóa quan hệ với Tây Đức, trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc. Đây được coi là một trong những thành công chính trị lớn nhất của ông.Khi Chiến tranh Lạnh hạ nhiệt vào cuối thập niên 1980 – cùng với sự ra đời của các chính sách perestroikaglasnost – những cải cách tự do được giới thiệu bởi nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachyov. Dựa vào hành động cứng rắn của hai nhà lãnh đạo Kim Il-sungFidel Castro, Honecker từ chối tất cả trừ những thay đổi đối với hệ thống chính trị Đông Đức. Khi các cuộc biểu tình chống cộng ngày càng tăng, Honecker đã đề nghị Gorbachyov dùng quân đội Liên Xô can thiệp, đàn áp phong trào biểu tình nhằm duy trì chủ nghĩa cộng sản ở Đông Đức như Moskva đã làm với Tiệp Khắc trong phong trào Mùa xuân Praha năm 1968 và với cuộc Cách mạng Hungary năm 1956. Nhưng nhà lãnh đạo Xô viết đã từ chối. Honecker buộc phải từ chức do sức ép từ chính đảng của mình vào tháng 10 năm 1989 trong nỗ lực cải thiện hình ảnh của chính phủ trong mắt công chúng. Mười tám năm Honecker trên cương vị lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Đức chấm dứt. Toàn bộ chế độ sụp đổ trong những tuần tiếp theo.Sau khi tái thống nhất nước Đức năm 1990, ông đã xin tị nạn tại Đại sứ quán Chile ở thủ đô Moskva năm 1991. Honecker bị trục xuất trở lại Đức một năm sau đó để hầu tòa vì cáo buộc liên quan đến hành vi vi phạm nhân quyền của chính phủ Đông Đức. Tuy nhiên, quá trình tố tụng đã bị hủy bỏ vì ông bị mắc bệnh và được giải thoát khỏi sự giam cầm để đoàn tụ cùng gia đình lưu vongChile. Honecker qua đời tại Chile vào tháng 5 năm 1994 vì ung thư gan.

Erich_Honecker

Nhiệm vụ Chính trị gia
Kế nhiệm Egon Krenz
Con cái Erika (sinh 1950)
Sonja (sinh 1952)
Đảng chính trị KPD (1922–1946)
SED (1946–1989)
KPD (1990–1994)
Nguyên nhân mất Ung thư gan
Tiền nhiệm Walter Ulbricht
Quốc tịch Đông Đức
Chữ ký
Sinh (1912-08-25)25 tháng 8 năm 1912
Neunkirchen, tỉnh Rhine, Phổ, Đế quốc Đức
Mất 29 tháng 5 năm 1994(1994-05-29) (81 tuổi)
Santiago, Chile
Phối ngẫu
Charlotte Schanuel, née Drost, a.k.a. "Lotte Grund" (cưới 1945–1947)

Edith Baumann
(cưới 1947⁠–⁠1953)
[1][2][lower-alpha 1]
Margot Feist (m. 1953; cái chết của ông 1994;[3][4][lower-alpha 2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Erich_Honecker http://articles.baltimoresun.com/1992-07-30/news/1... http://articles.chicagotribune.com/1989-11-27/news... http://www.cnn.com/SPECIALS/cold.war/episodes/23/i... http://www.deseretnews.com/article/239517/HONECKER... http://articles.latimes.com/1990-01-05/news/mn-230... http://articles.latimes.com/1990-01-10/news/mn-365... http://articles.latimes.com/1990-01-29/news/mn-888... http://articles.latimes.com/1990-01-31/news/mn-971... http://articles.latimes.com/1990-03-26/news/mn-255... http://articles.latimes.com/1990-12-02/news/mn-808...