Sự_kiện_năm_1956_ở_Hungary
Sự_kiện_năm_1956_ở_Hungary

Sự_kiện_năm_1956_ở_Hungary

Sự kiện năm 1956 ở Hungary, còn gọi là Cách mạng Hungary[4] năm 1956 (Tiếng Hungary: 1956-os forradalom), Cuộc khủng hoảng ở Hungary[5], Cuộc bạo loạn vũ trang tại Hungary,[6] hoặc Cuộc nổi dậy[7] Hungary năm 1956 là một cuộc nổi dậy đồng thời trên cả nước kéo dài từ ngày 23 tháng 10 đến 10 tháng 11 năm 1956 chống lại chính phủ theo chủ nghĩa Stalin của Cộng hoà Nhân dân Hungary và các chính sách của nó, do Liên Xô áp đặt.Cuộc nổi dậy bắt đầu bởi một cuộc biểu tình của sinh viên thu hút hàng nghìn người tham gia khi nó kéo qua trung tâm Budapest tới toà nhà Nghị viện. Một phái đoàn sinh viên vào bên trong đài phát thanh trong nỗ lực nhằm phát đi những yêu cầu của mình và đã bị giam giữ. Khi đám đông bên ngoài yêu cầu phóng thích phái đoàn, họ bị lực lượng Cảnh sát an ninh nhà nước (ÁVH) bắn từ trong toà nhà. Tin tức truyền đi nhanh chóng dẫn đến tình trạng bất tuân và bạo lực bùng phát trên khắp thủ đô.Cuộc nổi dậy nhanh chóng lan ra khắp Hungary, và chính phủ sụp đổ. Hàng nghìn người tự tổ chức thành các nhóm dân quân, chiến đấu với Cảnh sát an ninh nhà nước (ÁVH) và binh lính Liên Xô. Những người cộng sản ủng hộ Liên Xô và các thành viên ÁVH thường bị hành quyết hay bỏ tù, trong khi những cựu tù nhân được thả ra và được trang bị vũ khí. Những hội đồng lâm thời giành lấy quyền kiểm soát từ Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Hungary cầm quyền và yêu cầu thay đổi chính trị. Chính phủ mới chính thức giải tán ÁVH, tuyên bố ý định rút lui khỏi Khối hiệp ước Warszawa,[8] và cam kết tái lập bầu cử tự do. Tới cuối tháng 10, giao tranh hầu như chấm dứt và cảm giác an bình đã bắt đầu quay trở lại.Sau khi thông báo ý muốn đàm phán việc rút quân đội Liên Xô, Bộ Chính trị thay đổi ý định và chuyển sang trấn áp cuộc nổi dậy. Ngày 4 tháng 11, một lực lượng Liên Xô lớn xâm chiếm Budapest và các vùng đất Hungary khác. Những người Hungary tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội Liên Xô và các quốc gia khối Warszawa[6] cho tới ngày 10 tháng 11. Hơn 2.500 người Hungary và 700 binh lính Liên Xô thiệt mạng trong cuộc xung đột, 20 vạn người Hungary bỏ chạy trở thành người tị nạn. Những cuộc bắt giữ và tố giác ở quy mô lớn diễn ra trong nhiều tháng sau đó. Tới tháng 1 năm 1957, chính phủ mới do Liên Xô lập ra đã dập tắt cuộc nổi dậy, cuộc nổi dậy Hungary kết thúc.[8] Cựu Thủ tướng Nagy Imre bị bắt giữ và đưa về Liên bang Xô viết.[9] Ngày 17 tháng 6 năm 1958, ông cùng những người nổi dậy bị Tóa án Tối cao Hungary tuyên bố hành quyết.[6] Những hành động đó của Liên Xô đã khiến những cá nhân và phong trào theo chủ nghĩa Marx ở phương Tây xa lánh, tuy vậy giúp tăng cường thêm quyền kiểm soát của Liên Xô tại Trung Âu. Dù cuộc nổi dậy đã thất bại, nhưng đến đầu thập niên 1960, chủ nghĩa giáo điều về văn hóa bước vào thời kỳ suy sụp tại Hungary.[10]Các cuộc tranh luận công khai về sự kiện lịch sử này bị ngăn cấm trong hơn 30 năm ở Hungary, nhưng từ giai đoạn tan băng ở thập niên 1980 nó đã trở thành một chủ đề được nghiên cứu và tranh luận sâu rộng. Tại lễ khai trương Đệ tam Cộng hoà Hungary vào năm 1989, ngày 23 tháng 10 được tuyên bố là một ngày lễ quốc gia.

Sự_kiện_năm_1956_ở_Hungary

Thời gian 23 tháng 6 – 11 tháng 11 1956 (1956-06-23 – 1956-11-11)
Giai đoạn chính: 23 tháng 10 – 4 tháng 11 1956 (1956-10-23 – 1956-11-04)
Địa điểm Hungary
Nguyên nhân bùng nổ Cảnh sát an ninh nhà nước nổ súng làm chết những người phản kháng không vũ khí
Kết quả Quân đội Liên Xô kiểm soát được tình hình an ninh, cuộc nổi dậy bị dập tắt.
Thời gianĐịa điểmNguyên nhân bùng nổKết quả
Thời gian23 tháng 6 – 11 tháng 11 1956 (1956-06-23 – 1956-11-11)
Giai đoạn chính: 23 tháng 10 – 4 tháng 11 1956 (1956-10-23 – 1956-11-04)
Địa điểmHungary
Nguyên nhân bùng nổCảnh sát an ninh nhà nước nổ súng làm chết những người phản kháng không vũ khí
Kết quảQuân đội Liên Xô kiểm soát được tình hình an ninh, cuộc nổi dậy bị dập tắt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự_kiện_năm_1956_ở_Hungary http://www.isn.ethz.ch/php/documents/collection_wa... http://www.bartleby.com/63/86/186.html http://www.britannica.com/eb/article-219206/social... http://sportsillustrated.cnn.com/events/1996/olymp... http://www.cnn.com/SPECIALS/cold.war/guides/debate... http://www.eurozine.com/articles/2006-10-25-auer-e... http://www.flickr.com/photos/dbforum/sets/72057594... http://www.historicaltextarchive.com/books.php?op=... http://www.historicaltextarchive.com/books.php?op=... http://www.historicaltextarchive.com/books.php?op=...