Cổng_thông_tin:Thiên_văn_học

Thiên văn học (tiếng Anh: Astronomy; từ tiếng Hy Lạp: ἀστρονομία, nghĩa đen là khoa học nghiên cứu quy luật của các vì sao) là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu những thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ). Nó nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hóa học, khí tượng học, và chuyển động của các vật thể vũ trụ, cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ.Thiên văn học là một trong những ngành khoa học cổ nhất. Các nhà thiên văn học của những nền văn minh đầu tiên đã tiến hành những cuộc quan sát có phương pháp bầu trời đêm, và các dụng cụ thiên văn học đã được tìm thấy từ những giai đoạn còn sớm hơn nữa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của kính viễn vọng là thời điểm thiên văn học bắt đầu bước vào giai đoạn khoa học hiện đại. Về lịch sử, thiên văn học từng gồm cả các ngành đo sao, hoa tiêu thiên văn, quan sát thiên văn, làm lịch, và thậm chí cả chiêm tinh học, nhưng ngành thiên văn học chuyên môn hiện đại ngày nay thường chỉ có nghĩa vật lý học thiên thể.Từ thế kỷ XX, lĩnh vực thiên văn học chuyên nghiệp được chia thành các nhánh quan sát và thực nghiệm. Thiên văn học quan sát chú trọng tới việc thu thập và phân tích dữ liệu, sử dụng các nguyên tắc cơ bản của vật lý. Thiên văn học lý thuyết định hướng theo sự phát triển các mô hình máy tính hay mô hình phân tích để miêu tả các vật thể và hiện tượng thiên văn. Hai lĩnh vực bổ sung cho nhau, thiên văn học lý thuyết tìm cách giải thích các kết quả quan sát, và việc quan sát lại thường được dùng để xác nhận các kết quả lý thuyết.Các nhà thiên văn nghiệp dư đã đóng góp nhiều khám phá quan trọng cho thiên văn học, và thiên văn học là một trong số ít ngành khoa học nơi các nhà thiên văn nghiệp dư có thể đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong sự phát hiện và quan sát các hiện tượng thoáng qua. Thiên văn học cổ hay thậm chí thiên văn học cổ đại không nên bị nhầm lẫn với ngành chiêm tinh học, hệ thống niềm tin rằng những công việc của con người liên quan tới các vị trí của các vật thể vũ trụ. Dù hai lĩnh vực cùng có nguồn gốc chung và một phần phương pháp thực hiện (cụ thể, việc sử dụng lịch thiên văn), chúng là khác biệt. Năm 2009 đã được Liên hiệp quốc coi là Năm Thiên văn học Quốc tế (IYA2009). Mục tiêu là tăng cường nhận thức và sự tham gia của mọi người vào thiên văn học.Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ)[a] là một hệ hành tinhMặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh[e]quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. 4 hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái ĐấtSao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đákim loại. 4 hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao MộcSao Thổ có thành phần chủ yếu từ helihiđrô; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên VươngSao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniamethan, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ. Có 6 hành tinh và 3 hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh.[b] Các vệ tinh này được gọi là "Mặt Trăng" theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.Cassiopeia Atàn dư siêu tân tinh (SNR) trong chòm sao Cassiopeianguồn vô tuyến ngoài trời sáng nhất trên bầu trời với tần số trên 1 GHz. Siêu tân tinh xảy ra khoảng 11.000 năm ánh sáng (3,4 kpc) đi trong dải ngân hà. Đám mây vật chất mở rộng còn sót lại từ siêu tân tinh hiện xuất hiện khoảng 10 năm ánh sáng (3 pc) từ góc nhin của Trái Đất.Đọc chi tiết...Những cuốn sách này có thể nằm trong nhiều giai đoạn hoàn thiện. Xem thêm các đề tài sách liên quan là Khoa họcToán học.

Các dự án chị em của Wikimedia Foundation cũng cung cấp thông tin hữu ích:Wikibooks
Tủ sách
Commons
Kho hình ảnh
Wikinews 
Tin tức
Wikiquote 
Danh ngôn
Wikisource 
Văn thư
Wikiversity
Học liệu
Wiktionary 
Từ điển
Wikidata 
Cơ sở dữ liệu
Các cổng thông tin
Hoạt độngVăn hóaĐịa lýSức khỏeLịch sửToán họcTự nhiênCon ngườiTriết họcTôn giáoXã hộiCông nghệCổng thông tin ngẫu nhiênTẩy sạch vùng nhớ đệm máy chủ

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cổng_thông_tin:Thiên_văn_học https://en.wikibooks.org/wiki/Special:Search/Thi%C... https://www.wikidata.org/wiki/Special:Search/Thi%C... https://commons.wikimedia.org/wiki/Special:Search/... https://incubator.wikimedia.org/wiki/Special:Searc... https://en.wikiquote.org/wiki/Special:Search/Thi%C... https://en.wikisource.org/wiki/Special:Search/Thi%... https://en.wikiversity.org/wiki/C%E1%BB%95ng_th%C3... https://en.wiktionary.org/wiki/Special:Search/Thi%...