Sao_Thủy
Sao_Thủy

Sao_Thủy

Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời,[lower-alpha 1] với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất. Nhìn từ Trái Đất, hành tinh hiện lên với chu kỳ giao hội trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày, và nhanh hơn hẳn những hành tinh khác. Tốc độ chuyển động nhanh này đã khiến người La Mã đặt tên hành tinh là Mercurius, vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng. Trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Hermes (Ερμής). Tên tiếng Việt của hành tinh này dựa theo tên do Trung Quốc đặt, chọn theo hành thủy trong ngũ hành.Do hành tinh hầu như không có khí quyển để giữ lại nhiệt lượng, bề mặt Sao Thủy trải qua sự biến đổi nhiệt độ lớn nhất trong số các hành tinh, thay đổi từ 100 K (−173 °C; −280 °F) vào ban đêm tới 700 K (427 °C; 800 °F) vào ban ngày. Trục quay của Sao Thủy có độ nghiêng nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời (khoảng 1⁄30 độ), nhưng hành tinh lại có độ lệch tâm quỹ đạo lớn nhất.[lower-alpha 1] Tại viễn điểm quỹ đạo, Sao Thủy ở cách xa Mặt Trời hơn 1,5 lần khi so với hành tinh ở cận điểm quỹ đạo. Bề mặt hành tinh có rất nhiều hố va chạm nhìn trông giống như bề mặt của Mặt Trăng, và hành tinh không còn hoạt động địa chất trong hàng tỷ năm trước.Trên Sao Thủy không có sự biến đổi thời tiết theo mùa như ở các hành tinh khác bởi vì nó không có bầu khí quyển đáng kể. Hành tinh bị khóa thủy triều với Mặt Trời do đó nó quay trên quỹ đạo rất khác so với các hành tinh khác. Khi lấy các ngôi sao cố định làm điểm mốc, nó tự quay được chính xác ba vòng trong hai chu kỳ quỹ đạo quanh Mặt Trời [lower-alpha 2]. Khi nhìn từ Mặt Trời, trong hệ quy chiếu quay cùng với chuyển động quỹ đạo, hành tinh hiện lên chỉ quay quanh trục một lần trong hai "năm" Sao Thủy. Do vậy nếu có người đứng trên Sao Thủy họ chỉ nhận thấy 1 ngày trong 2 năm.Bởi vì quỹ đạo Thủy Tinh nằm bên trong quỹ đạo Trái Đất (và của Sao Kim), khi nhìn từ Trái Đất hành tinh có lúc hiện lên vào buổi sáng hoặc vào buổi tối, nhưng không bao giờ có thể nhìn thấy lúc nửa đêm. Tương tự như Sao Kim và Mặt Trăng, hành tinh cũng có các pha quan sát khi nó di chuyển trên quỹ đạo. Sao Thủy không có một vệ tinh tự nhiên nào. Độ sáng biểu kiến của Sao Thủy thay đổi từ −2,0 đến 5,5; nhưng vì quá gần Mặt Trời nên nếu quan sát hành tinh này qua kính viễn vọng rất khó khăn và ít khi thực hiện được.Hai phi thuyền đã ghé thăm sao Thủy: Mariner 10 bay vào năm 1974 và 1975; và MESSENGER, được phóng lên vào năm 2004, đã quay quanh sao Thủy hơn 4.000 lần trong vòng bốn năm trước khi cạn kiệt nguồn nhiên liệu và rơi vào bề mặt hành tinh này vào ngày 30 tháng 4 năm 2015.[11][12][13]

Sao_Thủy

Suất phản chiếu
Xích vĩ cực bắc 61,45°[2]
Vệ tinh tự nhiên không có
Đường kính góc 4,5" – 13"[2]
Vận tốc quay tại xích đạo 10,892 km/h (3,026 m/s)
Bán trục lớn
  • 57.909.100 km
  • 0,387098 AU
Bán kính trung bình
  • 2.439,7 ± 1,0 km[4][5]
  • 0,3829 Trái Đất
Chu kỳ giao hội 115,88 ngày[2]
Hấp dẫn bề mặt
85°N, 0°W[8] 80 K
Cấp sao biểu kiến −2,6[9] tới 5,7[2][10]
Độ nghiêng quỹ đạo
Độ bất thường trung bình 174,796°
Diện tích bề mặt
  • 7,48×107 km2[4]
  • 0,147 Trái Đất
0°N, 0°W [8] 100 K
Hình cầu dẹt 0[5]
Kinh độ của điểm nút lên 48,331°
Độ lệch tâm 0,205630[2]
Thể tích
  • 6,083×1010 km3[4]
  • 0,056 Trái Đất
Áp suất khí quyển bề mặt rất nhỏ
Độ nghiêng trục quay 2,11′ ± 0,1′[6]
Xích kinh cực bắc
  • 18 h 44 ph 2 s
  • 281,01°[2]
Thành phần khí quyển
Nhiệt độ bề mặtmintr bmax0°N, 0°W [8]85°N, 0°W[8]
Nhiệt độ bề mặtmintr bmax
0°N, 0°W [8]100 K340 K700 K
85°N, 0°W[8]80 K200 K380 K
Cận điểm quỹ đạo
  • 46.001.200 km
  • 0,307499 AU
Tốc độ vũ trụ cấp 1 47,87 km/s[2]
Khối lượng
  • 3,3022×1023 kg[4]
  • 0,055 Trái Đất
Mật độ khối lượng thể tích 5,427 g/cm3[4]
Viễn điểm quỹ đạo
  • 69.816.900 km
  • 0,466697 AU
Acgumen của cận điểm 29,124°
Chu kỳ quỹ đạo
Chu kỳ tự quay
  • 58,646 ngày
  • 1407,5 h[4]
Tốc độ vũ trụ cấp 2 4,25 km/s[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sao_Thủy http://www.fourmilab.ch/images/3planets/elongation... http://www.astronomy.com/news/2014/12/innovative-u... http://www.astronomycast.com/2007/08/episode-49-me... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/375811 http://www.geody.com/?world=mercury http://books.google.com/?id=ERpMjmR1ErYC&pg=RA1-PA... http://books.google.com/books?id=ZAaP7dyjCrAC&pg=P... http://books.google.com/books?id=fxwpAAAAYAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?q=kotelnikov+1962+me... http://www.mathpages.com/rr/s6-02/6-02.htm