Sao_Mộc
Sao_Mộc

Sao_Mộc

Sao Mộc hay Mộc tinh (chữ Hán: 木星) là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.[12] Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được xếp vào nhóm hành tinh khí khổng lồ cùng với Sao Thổ (Sao Thiên VươngSao Hải Vương được xếp vào hành tinh băng khổng lồ). Hai hành tinh này đôi khi được gọi là hành tinh kiểu Sao Mộc hoặc hành tinh vòng ngoài. Các nhà thiên văn học cổ đại đã biết đến hành tinh này,[13] và gắn với thần thoại và niềm tin tôn giáo trong nhiều nền văn hóa. Người La Mã đặt tên hành tinh theo tên của vị thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong số các vị thần.[14] Tên gọi trong tiếng Trung Quốc, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật và tiếng Việt của hành tinh này được đặt dựa vào hành "mộc" trong ngũ hành. Khi nhìn từ Trái Đất, Sao Mộc có cấp sao biểu kiến −2,94, đủ sáng để tạo bóng; và là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời đêm sau Mặt TrăngSao Kim. (Sao Hỏa hầu như sáng bằng Sao Mộc khi Sao Hỏa ở những vị trí xung đối trên quỹ đạo của nó với Trái Đất.)Sao Mộc chứa chủ yếu hiđrôheli - chiếm một phần tư khối lượng của nó, mặc dù heli chỉ chiếm một phần mười số lượng phân tử. Có thể có một lõi đá trong hành tinh chứa các nguyên tố nặng hơn,[15] nhưng giống như những hành tinh khí khổng lồ khác, Sao Mộc không có một bề mặt rắn định hình. Bởi vì có tốc độ tự quay nhanh, hình dạng của hành tinh có hình phỏng cầu dẹt (nó hơi phình ra tại xích đạo). Lớp khí quyển ngoài cùng hiện lên với nhiều dải mây ở những độ cao khác nhau, do kết quả của hiện tượng nhiễu loạn khí động và tương tác với những cơn bão tại biên. Một đặc điểm nổi bật trên ảnh chụp của nó đó là Vết Đỏ Lớn, một cơn bão khổng lồ được biết đến tồn tại ít nhất từ thế kỷ 17 khi các nhà thiên văn lần đầu tiên quan sát nó bằng kính thiên văn. Bao quanh Mộc Tinh là một hệ thống vành đai mờ nhạt cũng như từ quyển mạnh. Có ít nhất 67 vệ tinh tự nhiên quay quanh nó, bao gồm bốn vệ tinh lớn nhất gọi là các vệ tinh Galileo do nhà bác học Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát năm 1610. Ganymede, vệ tinh lớn nhất, có đường kính lớn hơn Sao Thủy.Đã có một vài tàu không gian thám hiểm đến Sao Mộc, bao gồm tàu PioneerVoyager trong các phi vụ bay ngang qua và sau đó tàu Galileo bay quay hành tinh này. Con tàu gần đây nhất bay qua Sao Mộc trên hành trình đến Sao Diêm Vương - tàu New Horizons bay qua vào cuối 2007. Con tàu sử dụng sự hỗ trợ của hấp dẫn từ Sao Mộc nhằm tăng tốc độ của nó. Hiện nay tàu Juno của NASA đã đến vào ngày 5 tháng 7 năm 2016.[16][17] Trong tương lai có phi vụ của ESA đến thám hiểm các vệ tinh Galileo nói chung và Europa nói riêng.

Sao_Mộc

Suất phản chiếu 0,343 (Bond)
0,52 (hình học)[4]
Xích vĩ cực bắc 64,496°[6]
Vệ tinh tự nhiên 67
Bán kính Xích đạo
Vận tốc quay tại xích đạo 12,6 km/s
45.300 km/h
Đường kính góc 29,8" — 50,1"[4]
Bán trục lớn 778.547.200 km (5,204267 AU)
Bán kính trung bình 69.911 ± 6 km[6][7]
Chu kỳ giao hội 398,88 ngày[4]
Hấp dẫn bề mặt 24,79 m/s2[4][7]
2,528 g
Cấp sao biểu kiến -1,6 đến -2,94[4]
Độ nghiêng quỹ đạo
Độ bất thường trung bình 18,818°
Diện tích bề mặt
  • 6,1419×1010 km2[7][8]
  • 121,9 Trái Đất
Hình cầu dẹt 0,06487 ± 0,00015
Kinh độ của điểm nút lên 100,492°
Độ lệch tâm 0,048775
Thể tích
  • 1,4313×1015 km3[4][7]
  • 1321,3 Trái Đất
Biên độ cao 27 km
Áp suất khí quyển bề mặt 20–200 kPa[11] (lớp mây)
Độ nghiêng trục quay 3,13°[4]
Xích kinh cực bắc 268,057°
17 h 52 min 14 s[6]
Bán kính cực
  • 66.854 ± 10 km[6][7]
  • 10,517 Trái Đất
Thành phần khí quyển
89,8±2,0%hiđrô (H2)
10,2±2,0%heli
~0,3%mêtan
~0,026%amoniac
~0,003%hiđrô deuteri (HD)
0,0006%êtan
0,0004%nước
Băng:
amoniac
nước
amonium hiđrô sunfit(NH4SH)
Cận điểm quỹ đạo 740.573.600 km (4,950429 AU)
Tốc độ vũ trụ cấp 1 13,07 km/s[4]
Khối lượng
  • 1,8986×1027 kg[4]
  • 317,8 Trái Đất
  • 1/1047 Mặt Trời[9]
Mật độ khối lượng thể tích 1,326 g/cm3[4][7]
Viễn điểm quỹ đạo 816.520.800 km (5,458104 AU)
Nhiệt độ bề mặtmintr bmaxMức 1 bar0,1 bar
Nhiệt độ bề mặtmintr bmax
Mức 1 bar165 K[4]
0,1 bar112 K[4]
Acgumen của cận điểm 275,066°
Chu kỳ quỹ đạo
Chu kỳ tự quay 9,925 h[10] (9 h 55 m 30 s)
Tốc độ vũ trụ cấp 2 59,5 km/s[4][7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sao_Mộc http://www.iceinspace.com.au/index.php?id=70,550,0... http://www.abc.net.au/news/2009-07-21/amateur-astr... http://astronomy.com/sitecore/content/Home/News-Ob... http://www.astronomycast.com/2007/10/episode-56-ju... http://www.astrophysicsspectator.com/topics/planet... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/308403 http://edition.cnn.com/2016/07/04/world/juno-jupit... http://cseligman.com/text/sky/rotationvsday.htm http://www.etymonline.com/index.php?term=Jupiter http://books.google.com/books?id=ZAaP7dyjCrAC&pg=P...