Bão_Haiyan_(2013)
Bão_Haiyan_(2013)

Bão_Haiyan_(2013)

Bão Haiyan (tiếng Trung: 海燕; Hán-Việt: Hải Yến; bính âm: Hǎiyàn), được biết đến ở Philippines với tên gọi Bão Yolanda, hay cơn bão số 14 ở Việt Nam, là một trong những xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận; cơn bão đã tàn phá một phần Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines trong khoảng thời gian đầu tháng 11 năm 2013.[1] Haiyan là cơn bão chết chóc nhất tại Phillipines trong lịch sử hiện đại,[2] với ít nhất 6.300 người đã chết do bão chỉ riêng tại quốc gia này.[3] Xét về sức gió duy trì trong 1 phút lúc đổ bộ theo ước tính của JTWC, Haiyan được xếp ngang hàng với Meranti của năm 2016 vì là xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ mạnh thứ hai trong lịch sử, chỉ sau bão Goni năm 2020 (tuy nhiên việc này là không chắc chắn vì không có một dụng cụ thời tiết nào tồn tại để đo được sức gió lúc bão đổ bộ). Đến thời điểm tháng 1 năm 2014, thi thể các nạn nhân vẫn còn đang được tìm kiếm.[4][5][6]Là cơn bão nhiệt đới thứ 30 được đặt tên của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2013, Haiyan có nguồn gốc từ một vùng áp suất thấp nằm tại vị trí cách Pohnpei vài trăm km về phía Đông - Đông Nam trong ngày 2 tháng 11 năm 2013. Di chuyển chủ yếu về phía Tây, nhờ những điều kiện môi trường thuận lợi, hệ thống đã phát triển thành một áp thấp nhiệt đới trong ngày mùng 3. Sau khi trở thành một cơn bão nhiệt đới thời điểm 00:00 UTC ngày mùng 4, Haiyan bắt đầu trải qua giai đoạn tăng cường độ nhanh chóng, điều này giúp nó mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong vào lúc 18:00 UTC ngày mùng 5. Sang ngày mùng 6, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) đã đánh giá cường độ cơn bão lúc này tương đương với siêu bão cấp 5 trong thang bão Saffir-Simpson, và Haiyan đã di chuyển qua hòn đảo Kayangel thuộc Palau không lâu sau thời điểm nó đạt được cường độ đó.Sau đó, Haiyan tiếp tục mạnh lên; đến thời điểm 12:00 UTC ngày 7 tháng 11, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã nâng sức gió duy trì liên tục trong 10 phút tối đa của cơn bão lên thành 235 km/giờ (145 dặm/giờ, 125 knot), giá trị cao nhất trong mối tương quan với xoáy thuận. Đài Quan sát Hong Kong đặt vận tốc gió duy trì liên tục trong 10 phút tối đa ở mức 285 km/giờ (177 dặm/giờ, 154 knot)[7] trước khi cơn bão đổ bộ vào miền Trung Philippines, trong khi Cơ quan Khí tượng Trung Quốc ước tính vận tốc gió duy trì trong hai phút tối đa vào thời điểm đó vào khoảng 280 km/giờ (175 dặm/giờ, 150 knot). Tại thời điểm 18:00 UTC, Đồng thời, JTWC ước tính sức gió duy trì trong một phút của hệ thống là 315 km/h (195 dặm / giờ), không chính thức khiến Haiyan trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được quan sát dựa trên tốc độ gió, kỷ lục này sau đó đã bị bão Patricia ở Đông Bắc Thái Bình Dương vượt qua trong 2015 ở tốc độ 345 km/h (215 dặm / giờ). Haiyan cũng xếp ngang hàng cùng với bão Meranti của năm 2016 và bão Goni của năm 2020 với tư cách là xoáy thuận nhiệt đới dữ dội nhất ở Đông bán cầu bởi gió kéo dài 1 phút; một số người khác đã ghi lại các chỉ số áp suất trung tâm thấp hơn.[cần dẫn nguồn] Vài giờ sau, mắt bão đã đổ bộ lần đầu tiên vào Philippines tại Guiuan, Đông Samar. Trong quá trình suy yếu, cơn bão đã đổ bộ thêm năm lần vào đất nước này trước khi đi vào Biển Đông. Tại đây, nó đã chuyển hướng Đông Bắc và cuối cùng đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam với cường độ bão nhiệt đới dữ dội trong ngày 10 tháng 11. Haiyan được ghi nhận lần cuối bởi JMA khi nó là một áp thấp nhiệt đới trong ngày hôm sau.Cơn bão đã gây ra một sự tàn phá thảm khốc tại các khu vực Visayas, đặc biệt tại Samar, Leyte, Cebu, Capiz, Negros, và Bắc Iloilo. Theo báo cáo chính thức của Liên hợp quốc, đã có khoảng 11 triệu người chịu ảnh hưởng - rất nhiều người trong số đó bị mất nhà cửa.[8]"Haiyan" là cái tên được Trung Quốc đề xuất, có nghĩa là chim hải yến.[9] Năm 2014, tên bão này bị khai tử và đổi tên thành "Bailu".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bão_Haiyan_(2013) http://www.abc.net.au/news/ng%C3%A0y http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y http://edition.cnn.com/2013/11/07/world/asia/phili... http://edition.cnn.com/2013/11/09/world/asia/phili... http://www.cnn.com/2013/11/07/world/asia/philippin... http://www.gmanetwork.com/news/story/334469/ulatfi... http://www.nydailynews.com/news/world/typhoon-haiy... http://www.reuters.com/article/2013/11/10/us-phili... http://blogs.scientificamerican.com/observations/2... http://www.thanhniennews.com/index/pages/20131109-...