Ai_Cập_thuộc_Hy_Lạp

Vương quốc Ptolemy ra đời với cuộc chinh phục của Alexandros Đại Đế năm 332 TCN. Alexandros Đại Đế mang đến Ai Cập văn hóa Hy Lạp với các quan lại đa số là người Hy Lạp. Sau khi Alexandros qua đời năm 323 TCN, đế quốc của ông tan vỡ. Đất Ai Cập về tay tướng Ptolemaios. Tướng này trở thành vua Ptolemaios I Soter và khởi đầu nhà Ptolemaios, một triều đại tồn tại gần 300 năm trước khi kết thúc với vị nữ hoàng nổi tiếng Kleopatra VII.Giai đoạn (332 TCN - 30 TCN) trong lịch sử Ai Cập cũng được chia như sau: 1) Thời Ai Cập thuộc Macedonia (332 TCN - 305 TCN) vì cho đến năm 305 TCN tướng Ptolemaios chưa xưng vương mà vẫn cai trị nhân danh các vua nối nghiệp Alexandros Đại đế. 2) Thời "Ai Cập Ptolemaios" (305 TCN - 30 TCN) với khuynh hướng coi nhà Ptolemaios như một triều đại địa phương. Các vua nhà Ptolemaios cũng xưng là pharaon như vua bản xứ để giảm bớt tinh thần bài ngoại của người gốc Ai Cập.Tuy nhiên, toàn thể giai đoạn (332 TCN - 30 TCN) có thể xem là thời Ai Cập lệ thuộc Hy Lạp vì các lý do sau: 1) Các vua khởi đầu (Alexandros Đại đế và Ptolemaios I Soter) đều sinh trưởng ở những vùng đất thuộc văn minh Hy Lạp, và họ thấm nhuần văn hóa Hy Lạp. 2) Chính quyền được dựng lên bởi một đoàn quân căn bản là người tộc Hy Lạp. 3) Trong thời kỳ này Ai Cập bị Hy Lạp hóa khá nhiều.

Ai_Cập_thuộc_Hy_Lạp

Đơn vị tiền tệ Drachma
• 305–283 TCN Ptolemaios I Soter (đầu tiên)
Pharaoh  
• 51–30 TCN Cleopatra VII (cuối cùng)
Thời kỳ Thời cổ đại
Hiện nay là một phần của  Cộng hòa Síp
 Ai Cập
 Libya
 Thổ Nhĩ Kỳ
 Israel
 Palestine
 Li Băng
 Syria
 Jordan
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Hy Lạp, Tiếng Ai Cập, Tiếng Berber
Thủ đô Alexandria
Chính phủ Chế độ quân chủ
Tôn giáo chính Tôn sùng Serapis[3]
• Giải thể 30 TCN
• Thành lập 305 TCN