Cleopatra_VII
Cleopatra_VII

Cleopatra_VII

Thời niên thiếu (69–51 TCN)
Triều đại (51–30 TCN)
Qua đời (30 TCN)
Cleopatra VII Philopator (tiếng Hy Lạp: Κλεοπάτρα Φιλοπάτωρ Cleopatra Philopator;[5] 69 – 10 hoặc 12 tháng 8, 30 TCN)[ghi chú 2]người cai trị thực sự cuối cùng của Nhà Ptolemaios thuộc Ai Cập, mặc dù trên danh nghĩa vị pharaon cuối cùng là người con trai Caesarion của bà.[ghi chú 4] Là một thành viên của nhà Ptolemaios, bà là hậu duệ của vị vua sáng lập Ptolemaios I Soter, một vị tướng gốc Macedonia Hy Lạp và là người bạn của Alexandros Đại đế. Sau khi Cleopatra qua đời, Ai Cập đã trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Hy Lạp hóa mà đã kéo dài từ triều đại của Alexandros (336–323 TCN).[ghi chú 5] Ngôn ngữ mẹ đẻ của bà là tiếng Hy Lạp Koine và bà cũng là nhà cai trị đầu tiên của nhà Ptolemaios học tiếng Ai Cập.[ghi chú 6]Vào năm 58 TCN Cleopatra có thể đã đi cùng với người cha của bà Ptolemaios XII khi ông phải sống lưu vong ở Roma sau một cuộc nổi loạn ở Ai Cập mà đã cho phép người con gái đầu lòng của ông Berenice IV lên ngôi vương. Berenice đã bị giết vào năm 55 TCN khi Ptolemaios XII quay trở lại Ai Cập cùng với sự hỗ trợ quân sự từ người La Mã. Khi Ptolemaios XII qua đời vào năm 51 TCN, Cleopatra và em trai bà là Ptolemaios XIII đã lên ngôi với tư cách là những người đồng trị vì, nhưng sự bất đồng giữa họ đã khiễn một cuộc nội chiến nổ ra. Sau khi thất bại trong trận Pharsalus (48 TCN) ở Hy Lạp trước kình địch Julius Caesar (quan chấp chínhđộc tài La Mã) trong cuộc nội chiến của Caesar, chính khách La Mã Pompey đã bỏ chạy tới Ai Cập. Dù Pompey từng là đồng minh của Ptolemaios XIII, nhưng vị vua này lại nghe theo lời của hoạn quan hạ sát Pompey trước khi Caesar đên nơi và chiếm đóng thành Alexandria. Caesar đã cố gắng để hoà giải Ptolemaios XIII với Cleopatra nhưng viên cố vấn trưởng của Ptolemaios XIII, Potheinos đã xem những điều kiện mà Caesar đã đưa ra như là sự ủng hộ dành cho Cleopatra, nên đã đem quân bản bộ vây hãm Caesar cùng Cleopatra trong cung điện. Cuộc vây hãm này chấm dứt khi lực lượng tiếp viện của Caesar tới nơi vào đầu năm 47 TCN và Ptolemaios XIII đã qua đời một thời gian ngắn sau đó trong trận sông Nil. Em gái ông là Arsinoe IV đã bị lưu đày tới Ephesus vì vai trò của mình trong trong cuộc bao vây. Caesar tuyên bố Cleopatra cùng em trai là Ptolemaios XIV trở thành những người đồng trị vì của Ai Cập, nhưng vẫn duy trì một mối quan hệ tình ái bí mật với Cleopatra và đã có cùng bà một người con trai tên là Caesarion. Cleopatra sau đó tới Roma như là một Nữ hoàng chư hầu vào năm 46 và 44 TCN, bà đã ở tại trang viên của Caesar trong khoảng thời gian này. Sau cái chết của Caesar và Ptolemaios XIV (do bà chủ mưu) vào năm 44 TCN, Cleopatra đã tấn phong con mình là Caesarion làm vua đồng cai trị.Trong cuộc nội chiến của những người Giải phóng vào năm 43–42 TCN, Cleopatra đứng về phía chế độ Tam Hùng lần thứ Hai được Octavianus, Marcus AntoniusMarcus Aemilius Lepidus thiết lập nên. Sau cuộc gặp mặt tại Tarsos vào năm 41 TCN, bà đã có mối quan hệ tình ái với Antonius. Ông đã sử dụng quyền lực của mình để hành quyết Arsinoe IV theo lời yêu cầu của Cleopatra và ngày càng phải trông cậy vào hỗ trợ của Cleopatra về cả mặt tài chính và quân sự trong cuộc xâm lược vào đế quốc Parthiavương quốc Armenia của mình. Tại lễ ban tặng của Alexandria, những người con của Cleopatra với Antonius được chính thức tuyên bố rằng là sẽ được phong tặng những vùng đất khác nhau nằm dưới thẩm quyền của Antonius. Sự kiện này, cùng với đám cưới của Antonius với Cleopatra và việc ly dị Octavia Minor, chị gái của Octavianus, đã dẫn đến cuộc chiến tranh cuối cùng của Cộng hòa La Mã. Sau khi tiến hành một cuộc chiến tranh tuyên truyền, Octavianus đã buộc các đồng minh của Antonius trong Viện nguyên lão La Mã phải bỏ trốn khỏi Roma vào năm 32 TCN và đã khai chiến với Cleopatra. Sau khi đánh bại hạm đội liên hợp của Antonius và Cleopatra trong trận Actium vào năm 31 TCN, quân đội của Octavianus đã xâm lược Ai Cập vào năm 30 TCN, đánh bại Antonius khiến ông phải tự sát. Khi Cleopatra biết được rằng Octavianus đã lên kế hoạch để đưa bà tới Roma với mục đích là cho cuộc diễu binh mừng chiến thắng, bà đã uống thuốc độc tự tử (mặc dù vậy người ta vẫn thường hay tin rằng bà đã bị cắn bởi một con rắn mào).Đến ngày nay, Cleopatra là một hình tượng nổi tiếng trong văn hóa phương Tây. Danh tiếng của bà được truyền tải dưới hình thức nhiều câu chuyện được sân khấu hoá, là đề tài của những tác phẩm hội họa, sân khấu, kịchâm nhạc. Câu chuyện về bà được miêu tả trong nhiều tác phẩm như vở kịch Antony và Cleopatra của William Shakespeare; Caesar và Cleopatra của George Bernard Shaw; vở Opera Cléopâtre của Jules Massenet và bộ phim điện ảnh Cleopatra (1963).

Cleopatra_VII

Kế nhiệm Ptolemaios XV Caesarion
Thân mẫu Không rõ, có lẽ là Cleopatra VI Tryphaena (cũng được biết đến là Cleopatra V Tryphaena)[ghi chú 3]
Đồng trị vì Ptolemaios XII Auletes
Ptolemaios XIII Theos Philopator
Ptolemaios XIV
Ptolemaios XV Caesarion
Tiền nhiệm Ptolemaios XII Auletes
Tên đầy đủ
Tên đầy đủ
Cleopatra VII Thea Philopator
Triều đại 51 – 10 hoặc 12 tháng 8 năm 30 TCN (21 năm)[4][ghi chú 2]
Sinh 69 TCN
Alexandria, Nhà Ptolemaios
Mất 10 hoặc 12 tháng 8 năm 30 TCN
(39 tuổi)[ghi chú 2]
Alexandria, Ai Cập
Phối ngẫu Ptolemaios XIII Theos Philopator
Ptolemaios XIV
Marcus Antonius
Hoàng tộc Ptolemaios
An táng Lăng mộ chưa được xác định
(có khả năng ở Ai Cập)
Hậu duệ Caesarion, Ptolemaios XV Philopator Philometor Caesar
Alexandros Helios
Cleopatra Selene II
Ptolemaios XVI Philadelphos
Thân phụ Ptolemaios XII Auletes

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cleopatra_VII //nla.gov.au/anbd.aut-an49682372 http://politybooks.com/bookdetail/?isbn=9780745633... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://arachne.uni-koeln.de/arachne/index.php?view http://www.sjsu.edu/faculty/watkins/cleopatra.htm http://penelope.uchicago.edu/~grout/encyclopaedia_... http://penelope.uchicago.edu/~grout/encyclopaedia_... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11938532d http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11938532d