Đô_Giang_Yển
Đô_Giang_Yển

Đô_Giang_Yển

Đô Giang Yển (tiếng Trung: 都江堰; bính âm: Dūjiāngyàn) là một hệ thống thủy lợi cổ nằm tại Đô Giang Yển, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nó được xây dựng vào năm 256 TCN dưới thời nhà Tần nhằm kiểm soát lũ lụt và tưới tiêu, hiện vẫn đang được sử dụng. Công trình này nằm trên sông Dân (Dân giang), là nhánh dài nhất của sông Dương Tử. Khu vực này ở phía tây của đồng bằng Thành Đô, giữa Bồn địa Tứ XuyênCao nguyên Thanh Tạng. Sông Dân chảy từ dãy núi Dân (tiếng Trung: 岷山) và đột ngột chững lại khi đến đồng bằng Thành Đô, với lượng nước lớn cùng với bùn đất khiến đây trở thành khu vực rất dễ bị lũ lụt. Lý Băng là khâm sai của nhà Tần cùng với con trai ông đứng đầu việc khảo sát khu vực này để xây dựng công trình thủy lợi với việc sử dụng phương pháp phân chia dòng nước thay vì chỉ đơn giản là làm một con đập trị thủy. Công trình vẫn được sử dụng cho đến tận ngày nay để tưới tiêu cho khu vực có diện tích trên 5.300 km vuông đất khu vực.[1] Đô Giang Yển cùng với Kênh Trịnh QuốcThiểm Tâykênh Linh CừQuảng Tây được biết đến là "ba dự án kỹ thuật thủy lực lớn của nhà Tần".[2]