Đá_mạt_vụn_núi_lửa
Đá_mạt_vụn_núi_lửa

Đá_mạt_vụn_núi_lửa

Đá mạt vụn núi lửa (chữ Anh: Pyroclastic rock hoặc pyroclastics) là nham thạch loại hình quá độ ở vào khoảng giữa dung nham của mắc-mađá trầm tích, trong đó thành phần chiếm 50% trở lên là vật chất do dòng mạt vụn núi lửa phun ra hợp thành, một ít mạt vụn núi lửa này chủ yếu là do dung nham mà ngưng kết vào thời kì đầu trên núi lửa hoặc nham thạch chung quanh đường thông suốt bị phá vỡ cắt xé ra vào lúc núi lửa phun ra mà hình thành[1], mạt vụn bao gồm mạt đá, mạt tinh thể, mạt gốc thuỷ tinh, mạt mắc-ma, hòn núi lửa (đường kính lớn hơn 100 mm), sỏi núi lửa (đường kính lớn hơn 2 mm) và tro núi lửa (đường kính nhỏ hơn 2 mm). Những mạt vụn này rơi xuống đến mặt đất hoặc đáy biển, trải qua cố kết rồi hình thành nham thạch, bởi vì núi lửa cũng có thể bạo phát ở đáy biển, cho nên đá mạt vụn núi lửa có cái lắng đọng trầm tích tướng đất liền cũng có cái lắng đọng trầm tích tướng biển.Đá mạt vụn núi lửa nhiều lỗ, cho nên là tầng chất chứa dầu, chất khí và chất lỏng rất tốt, có tích chứa zeolit, bentonit, kaolinit và pyrophyllit, khoáng vật theo kèm có đồng, sắt, chì, kẽm, quặng pyrit, kali alum, v.v