Tro_núi_lửa
Tro_núi_lửa

Tro_núi_lửa

Tro núi lửa bao gồm những mảnh vụn núi lửa (tephra) nhỏ, chúng là các đá và thủy tinh ở dạng bột được tạo ra từ các vụ phun trào núi lửa,[1] có đường kính nhỏ hơn 2 milimét (0,079 in).[2] Có 3 cơ chế tạo ra tro núi lửa: giải phóng ở dạng khí gây ra từ các vụ phun trào magma; giảm nhiệt khi tiếp xúc với nước gây ra các phun trào phreatomagma (phun trào do phản ứng giữa magma và nước), và giải phóng các hạt trong các phun trào có hơi nước gây ra bởi phreatic eruption (phun trào do nước bốc thành hơi do chạm magma nóng bỏng).[3] Các vụ phun trào mạng mẽ trong tự nhiên liên quan đến hơi nước làm magma và các đá cứng xung quanh nát thành các hạt cỡ sét đến cát. Tro núi lửa có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và hoạt động của máy móc, như các đám mây tro núi lửa có thể gây nguy hiểm đối với máy bay và làm thay đổi kiểu thời tiết.Tro núi lửa lắng đọng trên bề mặt đất làm phá hủy hệ sinh thái địa phương, cũng như làm đổ mái của các công trình. Tuy nhiên, theo thời gian, tro này là cho đất thêm màu mỡ. Khi lắng đọng và được nén chặt, chúng tạo thành loại đá gọi là tuff. Theo thời gian địa chất, việc phóng thích một lượng lớn tro có thể tạo thành các vòm tro núi lửa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tro_núi_lửa http://www.skybrary.aero/bookshelf/books/1161.pdf http://www.bom.gov.au/info/vaac/ http://www.flightglobal.com/news/articles/pictures... http://news.sky.com/home/uk-news/article/15612624 http://uoa.academia.edu/CharalamposVasilatos/Paper... http://adsabs.harvard.edu/abs/1972GSAB...83.1961H http://adsabs.harvard.edu/abs/1980GeoRL...7..949T http://adsabs.harvard.edu/abs/1981JVGR...11...81W http://adsabs.harvard.edu/abs/1981Sci...211...16C http://adsabs.harvard.edu/abs/1983BVol...46..103S