Mắc_ma
Mắc_ma

Mắc_ma

Mắc ma hay magma [1]đá nóng chảy, thông thường nằm bên trong các lò magma gần bề mặt Trái Đất [2][note 1].Mắc ma là hỗn hợp của silicat lỏng ở nhiệt độ và áp suất cao và là nguồn ban đầu của tất cả các loại đá mắc ma. Nó có khả năng xâm nhập vào các lớp đá thuộc phần vỏ cạnh kề hay phun trào ra ngoài bề mặt. Mắc ma tồn tại ở khoảng nhiệt độ từ 650 tới 1.200 °C. Mắc ma chịu áp suất cao trong lòng đất và khi phun trào lên bề mặt đất qua các miệng núi lửa ở dạng dung nham và chất phun trào nham tầng [3]. Các sản phẩm phun trào của núi lửa thông thường chứa các chất lỏng, các tinh thể và các khí không hòa tan mà trước đó chưa bao giờ ra đến mặt Trái Đất. Mắc ma tập trung thành nhiều lò magma riêng rẽ trong lớp vỏ Trái Đất và có thành phần khác nhau một cách đáng kể tại các khu vực khác nhau, nó có thể được tìm thấy ở các đới hút chìm, đứt gãy hay sống núi giữa đại dương hoặc trên các điểm nóng chứa các chùm đá nóng của lớp phủ. Sự hình thành mắc ma chỉ có thể diễn ra theo một số điều kiện đặc biệt tại quyển astheno của Trái Đất.[4][5][6][7]