Pyrit
Pyrit

Pyrit

Pyrit hay pyrit sắt, là khoáng vật disulfua sắt với công thức hóa học FeS2. Ánh kim và sắc vàng đồng từ nhạt tới thông thường của khoáng vật này đã tạo nên tên hiệu riêng của nó là vàng của kẻ ngốc do nó trông tương tự như vàng. Pyrit là phổ biến nhất trong các khoáng vật sulfua. Tên gọi pyrit bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp πυρίτης (puritēs) nghĩa là "của lửa" hay "trong lửa", từ πύρ (pur) nghĩa là "lửa". Tên gọi này có lẽ là do các tia lửa được tạo ra khi pyrit va đập vào thép hay đá lửa. Tính chất này làm cho pyrit trở thành phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ.

Pyrit

Màu kim loại, lấp lánh
Công thức hóa học disulfua sắt (FeS2)
Song tinh song tinh thâm nhập
Độ cứng Mohs 6–6,8
Màu vết vạch đen ánh lục tới đen ánh nâu; mùi lưu huỳnh
Các đặc điểm khác thuận từ
Hệ tinh thể đẳng cực; bar 3 2/m
Tỷ trọng riêng 4,95–5,10
Dạng thường tinh thể lập phương, các mặt có thể có sọc, cũng hay ở dạng bát diện và thập nhị diện (diện pyrit). Thường tự mọc lẫn vào nhau, thành khối, tỏa tia, hột, viên và dạng vú chuông.
Độ hòa tan không hòa tan trong nước
Tham chiếu [1][2][3]
Ánh kim loại, lấp lánh
Vết vỡ không đều, đôi khi concoit
Thể loại Khoáng vật sulfua
Chiết suất trong mờ
Cát khai kém