Đồng
Đồng

Đồng

Đồngnguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cusố nguyên tử bằng 29. Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Nó được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau.Đồng là một trong số ít các kim loại xuất hiện trong tự nhiên ở dạng kim loại có thể sử dụng trực tiếp thay vì khai thác từ quặng. Do đó, nó được con người sử dụng từ rất sớm khoảng 8000 TCN. Nó là kim loại đầu tiên được nung chảy từ quặng của nó vào khoảng 5000 TCN, kim loại đầu tiên được đúc thành khối vào khoảng 4000 TCN và kim loại đầu tiên được tạo thành hợp kim với các loại khác, là thiếc để tạo ra đồng đỏ vào khoảng 3500 TCN.[4]Kim loại và các hợp kim của nó đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm. Trong thời kỳ La Mã, đồng chủ yếu được khai thác ở Síp, vì thế tên gọi ban đầu của kim loại này là сyprium (kim loại Síp), sau đó được gọi tắt là сuprum.[5] Các hợp chất của nó thường tồn tại ở dạng muối đồng (II), chúng thường có màu xanh lam hoặc xanh lục của các loại khoáng như ngọc lam và trong lịch sử đã được sử dụng rộng rãi làm chất nhuộm. Các công trình kiến trúc được xây dựng có đồng bị ăn mòn tạo ra màu xanh lục verdigris (hoặc patina).Các ion đồng (II) tan trong nước với nồng độ thấp có thể dùng làm chất diệt khuẩn, diệt nấm và làm chất bảo quản gỗ. Với số lượng đủ lớn, các ion này là chất độc đối với các sinh vật bậc cao hơn, với nồng độ thấp hơn, nó là một vi chất dinh dưỡng đối với hầu hết các thực vật và động vật bậc cao hơn. Nơi tập trung đồng chủ yếu trong cơ thể động vật là gan, xương.[6] Cơ thể người trưởng thành chứa khoảng 1,4 đến 2,1 mg đồng trên mỗi kg cân nặng.[7]

Đồng

Độ cứng theo thang Mohs 3,0
Trạng thái vật chất Chất rắn
Nhiệt bay hơi 300,4 kJ·mol−1
Mật độ ở thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy: 8,02 g·cm−3
Mô đun nén 140 GPa
mỗi lớp 2, 8, 18, 1
Tên, ký hiệu Đồng, Cu
Màu sắc Ánh kim đỏ cam
Cấu hình electron [Ar] 3d10 4s1
Độ cứng theo thang Vickers 369 MPa
Hệ số Poisson 0,34
Điện trở suất ở 20 °C: 16,78 n Ω·m
Phiên âm /ˈkɒpər/ KOP-ər
Độ cảm từ (χmol) −5.46·10−6 cm3/mol[3]
Bán kính liên kết cộng hóa trị 132±4 pm
Trạng thái ôxy hóa +1, +2, +3, +4 ​Bazơ nhẹ
Vận tốc âm thanh que mỏng: (Ép)
3810 m·s−1 (ở r.t.)
Độ giãn nở nhiệt 16,5 µm·m−1·K−1 (ở 25 °C)
Nhiệt dung 24,440 J·mol−1·K−1
Nhiệt lượng nóng chảy 13,26 kJ·mol−1
Số đăng ký CAS 7440-50-8
Năng lượng ion hóa Thứ nhất: 745,5 kJ·mol−1
Thứ hai: 1957,9 kJ·mol−1
Thứ ba: 3555 kJ·mol−1
Độ dẫn nhiệt 401 W·m−1·K−1
Hình dạng Ánh kim đỏ cam
Bán kính cộng hoá trị thực nghiệm: 128 pm
Tính chất từ Nghịch từ[2]
Bán kính van der Waals 140 pm
Độ âm điện 1,90 (Thang Pauling)
Phân loại   kim loại chuyển tiếp
Nhiệt độ nóng chảy 1357,77 K ​(1084,62 °C, ​1984,32 °F)
Khối lượng nguyên tử chuẩn (±) (Ar) 63,546(3)[1]
Số nguyên tử (Z) 29
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
63Cu69.15%63Cu ổn định với 34 neutron
65Cu30.85%65Cu ổn định với 36 neutron
Mật độ 8,94 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Độ cứng theo thang Brinell 874 MPa
Mô đun Young 110–128 GPa
Chu kỳ Chu kỳ 4
Nhóm, phân lớp 11d
Mô đun cắt 48 GPa
Nhiệt độ sôi 2835 K ​(2562 °C, ​4643 °F)
Cấu trúc tinh thể Lập phương tâm mặt

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồng http://www.azcentral.com/arizonarepublic/business/... http://www.balverzinn.com/downloads/Solder_Sn97Cu3... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/136683 http://www.copperinfo.com/environment/recycling.ht... http://www.csa.com/discoveryguides/copper/overview... http://environmentalchemistry.com/yogi/periodic/Cu... http://www.forbes.com/2009/02/04/copper-frontera-s... http://books.google.com/?id=eGIMAAAAYAAJ http://books.google.com/books?id=j-Xu07p3cKwC&pg=P... http://books.google.com/books?id=sVQ5RAAACAAJ