Âu_Việt

Âu Việt (Chữ Hán: ) hay Tây Âu (西; bính âm: Xī Ōu) là một tập hợp các bộ lạc miền núi sinh sống tại khu vực mà ngày nay là đông bắc Việt Nam, phía tây tỉnh Quảng Đông và phía bắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, chí ít là từ thế kỷ 3 TCN. Trong truyền thuyết của người Tày, phần phía Tây của đất Tây Âu/Âu Việt trở thành nước Nam Cương với kinh đô nằm tại vùng đất mà nay là tỉnh Cao Bằngvùng Đông Bắc Việt Nam.[1][2][3]Âu Việt còn ám chỉ Vương quốc Đông Âu (東甌), hậu duệ của Vương quốc Việt đã di dời đến Phúc Kiến sau khi thất thủ.Người Tây Âu là một trong số các bộ tộc Bách Việt. Họ có tục để tóc ngắn, xăm mình, nhuộm răng đen[1] và là tổ tiên của người Tày, người Nùng ở Việt Nam[4][5]người Choang ở Quảng Tây ngày nay.Người Âu Việt có quan hệ thương mại với người Lạc Việt, cư dân nước Văn Lang cư trú tại vùng đồng bằng đất thấp ở phía nam Âu Việt, ngày nay là đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam cho tới năm 258 hoặc 257 TCN khi Thục Phán, thủ lĩnh của một liên minh các bộ lạc Âu Việt, xâm chiếm Văn Lang và đánh bại Hùng Vương cuối cùng. Hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp nhất thành một. Thục Phán đặt tên quốc gia mới là "Âu Lạc", tự xưng là "An Dương Vương",[1] đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội)Nhà Tần chinh phục nước Sở và bãi bỏ địa vị của hậu duệ hoàng tộc nước Việt. Vài năm sau, Tần Thuỷ Hoàng cho 500.000 quân xuống chinh phục Tây Âu, khai mào chiến tranh du kích trong ba năm và giết chết thủ lĩnh Tây Âu.[6] Trước thời Hán, Đông và Tây Âu đã giành lại được độc lập. Đông Âu bị Mân Việt tấn công, Hán Vũ Đế đã chiếu cố cho họ di dời tới vùng sông Dương Tửsông Hoài.[7] Tây Âu tiến cống cho Nam Việt cho tới khi bị Hán Vũ Đế chinh phục và bắt quy hàng.[8] Sau đó, hậu duệ của các vị thủ lĩnh vùng này bị tước mất địa vị. Âu (區), Âu (歐) và Âu Dương (歐陽) đến nay vẫn duy trì trong các tên họ.