Bách_Việt

Việt (chữ Hán: 越/粵; bính âm: yuè) [Hoặc Bách Việt (chữ Hán: 百越/百粵; bính âm: bǎi yuè)] là thuật ngữ mà người Trung Quốc bắt đầu thời nhà Chu đặt ra để chỉ 1 nhóm dân cư thuộc các hệ ngữ Nam Á, Tai-Kadai, Nam Đảo định cư và sinh sống ở tại vùng đất phía Nam sông Dương Tử, mà ngày nay thuộc Trung QuốcViệt Nam[1][2]. Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà các dân tộc này đã sinh sống. Trong tiếng Trung Quốc cổ, các chữ (越, 粵, 鉞) đã thường được dùng thay thế nhau cho nghĩa "Việt". Từ Bách Việt lần đầu tiên thấy chép là trong Sử Ký (Ngô Khởi Truyện) của Tư Mã Thiên hoàn thành năm 91 TCN [3]. Trên thực tế thì người Trung Hoa thời nhà Thương đã gọi các cư dân sinh sống ở phía Nam là Việt (Với chữ khác như bây giờ) với ý nghĩa có lẽ là người phương Nam dùng rìu làm công cụ, nhưng sự phân biệt 2 chủng tộc chỉ thật sự rõ ràng bắt đầu từ thời nhà Chu (Xuân Thu-Chiến Quốc) nên tại đây tính từ thời Chu.Các sách cổ do Trung Quốc viết có nói đến nhiều nhóm Bách Việt khác nhau, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Điền Việt (滇越 / 盔越), Dương Việt (揚越), Cán Việt (干越), Sơn Việt (山越), Dạ Lang (夜郎), Mân Việt, Lạc Việt (雒越), Âu Việt (甌越 - hay còn gọi là Tây Âu - 西甌)... Các bộ tộc Bách Việt không có nhà nước chung dù có sự trao đổi với nhau, giữa các bộ tộc này cũng có nhiều khác nhau về địa bàn cư trú, văn hoá và ngôn ngữ cũng như ranh giới quyền lợi. Nhưng ngày nay khó xác định vì các nhóm bộ tộc này phần lớn đều đã bị các triều đại Trung Hoa ở phía Bắc đồng hoá nên có thể văn hoá của họ đã bị mất đi hoặc hoà vào văn hoá người Hán. Vì không có chữ viết nên họ cũng không để lại các bản ghi chép để các nhà khảo cổ có căn cứ nghiên cứu; các ký hiệu được phát hiện có lẽ chỉ là 1 hệ thống văn hóa hoặc tượng trưng trong thế giới đời sống của xã hội họ, có lẽ họ không có chữ.Sau khi nhà Tần thống nhất các nước Hoa Hạ với nhau để trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc thì phần lớn các tộc Bách Việt đã bị đánh bại sau cuộc chinh phạt xuống phía Nam của nhà Tần trong giai đoạn 220-210 TCN. Ở trong thời nhà Hán thì họ hoàn toàn thất bại, biên giới Trung Quốc dưới thời nhà Hán đã kéo dài đến miền Bắc Việt Nam, các bộ tộc Bách Việt dần bị đồng hóa với người Trung Hoa để trở thành tổ tiên của tộc người Hán phía nam sông Trường Giang hiện nay (Nhà Hán đẩy mạnh việc đàn áp và đồng hoá các bộ tộc Bách Việt sau khi đã dập tắt Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà TrưngViệt Nam năm 43 sau Công nguyên). Chỉ còn sót lại Lạc Việt (Tổ tiên trực tiếp người Việt và một số dân tộc thiểu số ở tại Việt Nam) cư trú ở phía Bắc Việt Nam hiện nay) là không bị đồng hoá và sau này thành lập ra nước Việt Nam hiện nay. Có giả thuyết cho rằng Âu Việt có lẽ là tổ tiên người Tày và người Nùng sống ở khu vực miền Bắc Việt Nam; Điền Việt là tổ tiên người Thái (Gồm người Thái Lanngười Lào - chủ yếu tại Thái LanLào) khi quân Mông Cổ xâm lược và chiếm đóng thành công đất tổ Vân Nam của họ khiến họ phải lưu vong, rút về phương Nam để tránh quân đội và chính quyền đô hộ từ ngoại bang phương Bắc; đây là giả thuyết còn cần thêm nghiên cứu để xác minh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bách_Việt http://ejournal.anu.edu.au/index.php/bippa/article... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/438411 http://www.explore-qatar.com/archives/all_qatar_to... http://www.binhnguyenloc.de/pages/NghienCuu/NguonG... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/Zhuan... http://vietsciences.free.fr/vietnam/sudia/vanminhc... http://www.dunglac.net/kimdinh/Dichkinh-0-ml.htm http://www.dunglac.net/kimdinh/Gocre-14-lacthu.htm http://sealang.net/sala/archives/pdf8/chamberlain1...