Trận_Königgrätz
Trận_Königgrätz

Trận_Königgrätz

672–770 hỏa pháo [5][7]Sachsen: Tổng cộng: 55 sĩ quan và 1.446 binh lính (trong số đó 15 sĩ quan và 120 binh lính tử trận, 40 sĩ quan và 900 binh lính bị thương, 426 binh lính mất tích)Trận Königgrätz, còn gọi là Trận Sadowa[a] hay Trận Sadová theo tiếng Tiệp Khắc[11], là trận đánh then chốt của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, diễn ra vào ngày 3 tháng 7 năm 1866, và chấm dứt bằng việc quân đội Phổ do Vua Wilhelm I và Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke chỉ huy đánh bại hoàn toàn liên quân Áo-Sachsen do tướng Ludwig von Benedeck chỉ huy.[12][13] Với quy mô vượt mức trận Leipzig năm 1813, đây được xem là cuộc đọ sức lớn nhất của các lực lượng quân sự trong thế giới phương Tây trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, với quy mô vượt mức trận Leipzig năm 1813.[14][15] Kết quả trận này đã xác định hoàn toàn phần thắng của Phổ trong cuộc chiến, dù đây là diều trái ngược với dự đoán của đa số dư luận trước chiến tranh.[13][16][17][18] Trận Königgrätz còn được giới sử học đánh giá là một kiệt tác chiến trận khẳng định ưu thế vượt trội về tổ chức và trang bị của quân đội Phổ so với các nước khắc ở Bắc Đức.[19][20]Trận đánh xuất phát từ một kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu Phổ, đứng đầu là Moltke, nhằm huy động ba tập đoàn quân lớn hành quân độc lập từ nhiều hướng, tập kết về Königgrätz để bao vây, tiêu diệt quân đội Áo-Sachsen. Sau nhiều thắng lợi ban đầu, quân Phổ áp sát phòng tuyến chính của quân Áo gần Königgrätz. Trận đánh bùng nổ khi quân Phổ thuộc Tập đoàn quân số 1 (Thân vương Friedrich Karl chỉ huy) và Tập đoàn quân Elbe (tướng Herwarth von Bittenfeld chỉ huy) xông lên phá trận. Do tuyến điện báo bị hỏng, Tập đoàn quân số 2 (Phổ) do Thái tử Friedrich Wilhelm chỉ huy còn xa chiến trường mà lại không nhận được lệnh tiến công. Đến trưa, quân Áo với ưu thế về quân số và pháo binh đã bẻ gãy cá mũi tấn công của địch. Cùng lúc đó, các sứ giả của Moltke cuối cùng đã đưa được lệnh tới Tập đoàn quân số 2, khiến cánh quân này phải hành quân gấp qua những đoạn đường lầy lội và vào chiều, họ đã nhập trận và đánh tan cánh phải mỏng manh của địch. Pháo binh dự bị của Quân đoàn Vệ binh Phổ do Vương tước Hohenhole chỉ huy cũng nghiền nát trung quân Áo. Thừa thắng, vua Phổ Wilhelm I hạ lệnh tổng tấn công trên mọi hướng.[1][9][21][22] Bị thiệt hại gấp 6 lần địch và buộc phải hy sinh lực lượng pháo binh và đoàn xe tiếp tế của mình trên trận tuyến, quân chủ lực Áo-Sachsen tháo chạy về pháo đài Königgrätz trong tình trạng vô cùng hỗn loạn và không còn sức kháng cự hiệu quả.Thắng lợi mau lẹ của quân đội Phổ trước Áo gây cho cả châu Âu hết sức choáng ngợp[14][19].[21] Mặc dù sự tồi tệ của giới chỉ huy quân sự Áo đã là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự thất trận của họ, điều mà mọi quan sát viên đều chú ý trong chiến dịch Königgrätz là hiệu quả đáng gờm của súng trường Dreyse, loại súng tối tân có tốc độ bắn vượt xa súng trường nạp trước của Áo và thuận lợi cho phía Phổ cả khi công lẫn thủ.[23][24][25][26] Trong khi đó, phương pháp tác chiến theo các toán quân lẻ của Moltke đã phần nào làm giảm ưu thế về pháo lực của đối phương. Giờ đây, con đường đến đã rộng mở cho người Phổ đánh chiếm đế đô Viên, đẩy triều đại nhà Habsburg đến bờ vực diệt vong. Song, vì mục đích chính trị lâu dài của mình, Thủ tướng Bismarck đã khuyên giải vua Phổ chấm dứt cuộc tiến công và khai mạc đàm phán với chính quyền Viên – vốn cũng không còn cách nào khác ngoài nhượng bộ. Hòa ước được ký kết ở Praha đầu tháng 8, dẫn đến sự thành lập Liên bang Bắc Đức với minh chủ là Vương triều Phổ. Bằng việc xác lập vai trò của nước Phổ dưới trào Bismarck như một trong những cường quốc hàng châu Âu và kết liễu sự bá quyền của nước Áo tại Đức, trận chến Königgrätz đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử.[27]

Trận_Königgrätz

Thời gian 3 tháng 7 năm 1866
Địa điểm Sadová, Böhmen, nay thuộc Cộng hòa Séc
Kết quả Thắng lợi quyết định của quân đội Phổ:[1][2]
  • Các hòa ước Nikolsburg (26 tháng 7) và Praha (23 tháng 8) đánh dấu sự chấm dứt của cuộc chiến với phần bại thuộc về Áo
Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian3 tháng 7 năm 1866
Địa điểmSadová, Böhmen, nay thuộc Cộng hòa Séc
Kết quảThắng lợi quyết định của quân đội Phổ:[1][2]
  • Các hòa ước Nikolsburg (26 tháng 7) và Praha (23 tháng 8) đánh dấu sự chấm dứt của cuộc chiến với phần bại thuộc về Áo

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Königgrätz http://beta.bookiejar.com/Content/Books/11369a55-5... http://books.google.com/books?id=9U9_wW-AC-sC&pg=P... http://books.google.com/books?id=n9EyXIfExKoC&prin... http://www.deutsche-schutzgebiete.de/deutscher_kri... http://www.smz-datteln-natrop.de/maersche/01---10/... http://archive.org/stream/achievementscav03woodgoo... http://archive.org/stream/bohemiamalc00malc/bohemi... http://www.archive.org/stream/battlesofninetee01fo... http://www.archive.org/stream/campaigninbohem00glg... http://www.archive.org/stream/dictionarybattl00har...