Friedrich_III,_Hoàng_đế_Đức
Friedrich_III,_Hoàng_đế_Đức

Friedrich_III,_Hoàng_đế_Đức

Friedrich III (18 tháng 10 năm 1831 tại Potsdam15 tháng 6 năm 1888 tại Potsdam) là vua nước Phổ, đồng thời là Hoàng đế thứ hai của Đế quốc Đức, trị vì trong vòng 99 ngày vào năm 1888 – Năm Tam đế trong lịch sử Đức. Friedrich Wilhelm Nikolaus Karl, còn gọi là Fritz,[1] là con trai duy nhất của Hoàng đế Wilhelm I và được nuôi dưỡng theo truyền thống binh nghiệp của vương tộc. Khi còn ở ngôi Thái tử, Friedrich đã thể hiện tài mưu lược trên cương vị là một trong các chỉ huy cấp tập đoàn quân của Phổ trong hai cuộc chiến tranh chống Áochống Pháp. Những thắng lợi vang dội trong hai cuộc chiến đã giúp ông chiếm được tình cảm của công chúng và được phụ vương phong hàm Thống chế.[2][3][4] Bên cạnh đó, ông thường bày tỏ thái độ chán ghét chiến tranh và được cả kẻ thù lẫn bạn hữu ca ngợi vì hành xử nhân đức của mình. Trong buổi lễ thống nhất nước Đức tháng 1 năm 1871, cha ông, khi ấy là vua nước Phổ, đã đăng ngôi Hoàng đế Đức. Sau 27 năm giữ ngôi thái tử, Friedrich lên nối đại thống khi Wilhelm I băng hà ở tuổi 90 vào ngày 9 tháng 3 năm 1888. Vị tân Hoàng đế lúc bấy giờ bị ung thư vòm họng và băng hà vào ngày 15 tháng 6 năm 1888, hưởng thọ 56 tuổi, sau một thời gian điều trị không thành công.Friedrich đã thành hôn với Công chúa Victoria, trưởng nữ của nữ vương Anh Quốc Victoria; đôi vợ chồng vương giả rất đồng tâm hợp ý. Việc họ ủng hộ chủ nghĩa tự do ở Đức đã thúc đẩy Friedrich và Victoria đòi hỏi quyền đại diện lớn hơn của người dân trong chính quyền. Tuy sinh ra trong một hoàng tộc quân phiệt bảo thủ, mối liên hệ của Friedrich với nước Anh cùng những năm tháng học tập tại Đại học Bonn đã định hình khuynh hướng tự do chủ nghĩa của ông. Trên cương vị là Thái tử, ông thường đối kháng các chính sách của vị Thủ tướng bảo thủ Otto von Bismarck, đặc biệt là qua việc công khai chỉ trích chính sách thống nhất nước Đức bằng vũ lực của Bismarck, và qua việc đề xuất thu hẹp quyền lực của Thủ tướng. Các nhà tự do chủ nghĩa ở Đức và Anh đều hy vọng rằng Friedrich III sẽ tiến hành tự do hóa Đế quốc Đức sau khi ông lên ngôi Hoàng đế.Friedrich và Victoria rất ngưỡng mộ Hoàng tế nước Anh Albert, phu quân của Nữ hoàng Victoria và là cha của công chúa Victoria. Họ dự kiến cùng nhau cai trị và tự do hóa nước Đức bằng việc bổ nhiệm những bộ trưởng mang khuynh hướng tự do hơn[5] đồng thời hạn chế quyền lực của chức vụ Thủ tướng.[6] Bên cạnh đó, khác với vợ mình, Friedrich không muốn mở rộng thế lực của quốc hội mà không đem lại ích lợi gì cho vương triều [7]. Cơn bạo bệnh của Friedrich đã khiến cho ông không thể ban bố các chính sách của mình cũng như phương pháp hiệu quả nhằm thực hiện chúng. Vị Hoàng đế kế vị ông, Wilhelm II, không hề mang tư tưởng thiện cảm với chủ nghĩa tự do cùng với lòng yêu hòa bình của cha mình[8].Thời điểm băng hà của Friedrich III và chiều dài của triều đại ông đã trở thành những chủ đề quan trọng trong giới sử gia. Thiện chí của vị hoàng đế vắn số đối với phong trào tự do chủ nghĩa đã khiến việc ông qua đời sớm được nhìn nhận là một bước ngoặt tiềm ẩn trong lịch sử Đức;[9][10] mặt khác, những quan niệm rằng ông sẽ "tự do hóa" Đế quốc Đức nếu như sống lâu hơn đã bị một bộ phận các nhà sử học phủ nhận vì họ khẳng định Friedrich dù gì vẫn rất gắn bó với truyền thống của vương triều và đặt niềm tin vững chắc vào cơ cấu chính quyền của Bismarck.[1][11] Các sử gia gần đây nhận định vị hoàng đế này đã bị phong trào tự do chủ nghĩa thế kỷ 19 phóng đại thành một "nhà tự do tiến bộ"; trên thực tế, ông là "nhà tự do lập hiến" chủ trương bảo vệ hiến pháp đương thời của Phổ khỏi sự khống chế hoàn toàn của phe bảo thủ, chứ không hề muốn xóa bỏ hiến pháp.[7]

Friedrich_III,_Hoàng_đế_Đức

Thân mẫu Augusta xứ Sachsen-Weimar-Einingen
Kế nhiệm Wilhelm II
Tiền nhiệm Wilhelm I
Hoàng gia ca Heil dir im Siegerkranz (không chính thức)
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Wilhelm II
Charlotte, Đại Công nương Sachsen-Meiningen
Vương tử Heinrich
Vương tử Sigismund
Công chúa Viktoria
Vương tử Waldemar
Sophie, Vương hậu Hy Lạp
Công chúa Margaret, Nữ Bá tước xứ Hessen-Kassel
Sinh (1831-10-18)18 tháng 10 năm 1831
Tân Hoàng cung, Potsdam, Phổ
Mất 15 tháng 6 năm 1888(1888-06-15) (56 tuổi)
Potsdam, Đế quốc Đức
Tôn giáo Kháng Cách
Hoàng tộc Nhà Hohenzollern
Tại vị 9 tháng 3 năm 188815 tháng 6 năm 1888
&-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1.0000000 năm, &0000000000000098.00000098 ngày
Thân phụ Wilhelm I