Tiếng_Lự

Tiếng Lự / Tày LựTiếng Lự hay tiếng Tày Lự (chữ Tày Lự: ᦅᧄᦺᦑᦟᦹᧉ, kam tai lue, [kâm.tâj.lɯ̀], tiếng Trung: 傣仂语; bính âm: Dǎilèyǔ; tiếng Thái: ภาษาไทลื้อ, phasa thai lue, phát âm tiếng Thái: [pʰāː.sǎː.tʰāj.lɯ́ː]) là ngôn ngữ của người Lự (Tai Lue), thuộc ngữ chi Thái, được nói bởi chừng 500.000 người tại Nam Trung QuốcĐông Trung Quốc. Hiện có khoảng 280.000 người Lự tại Trung Quốc (Vân Nam), 200.000 người ở Myanmar, 134.000 người ở Lào, 83.000 người ở Thái Lan, và 4.960 người ở Việt Nam.[2] Ngôn ngữ này tương tự với các ngôn ngữ Thái khác và rất gần với tiếng Bắc Thái. Ở Trung Quốc, nó hiện diện tại châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp, cũng như huyện tự trị dân tộc Di-Cáp Nê Giang Thành thuộc Phổ Nhĩ.Ở Việt Nam, người Lự được công nhận là một trong số 54 dân tộc Việt Nam [3]. Ở Trung Quốc họ được xếp vào dân tộc Thái, cùng với các dân tộc nói ngôn ngữ Thái khác nhưng trừ người Tráng.

Tiếng_Lự

Glottolog luuu1242[1]
Tổng số người nói 550.000 (2000–2013)
Phân loại Tai-Kadai
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận trong
Khu vực Vân Nam, Trung Quốc
Hệ chữ viết Chữ Thái, Tai Tham, Tày Lự
ISO 639-3 khb
Sử dụng tại Chủ yếu là Trung Quốc}
Cũng có mặt ở Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam
Dân tộc Người Lự