Thục_Hán
Thục_Hán

Thục_Hán

Triều đại Trung Quốc
Nghệ thuật Trung Quốc
Quý Hán (季漢; 221 - 263)[2], thường gọi là Thục Hán (蜀漢)[3], quốc hiệu chính thức là Hán[4], miệt xưng Thục[5][6], là một trong ba quốc gia trong thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa, thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc (khu vực Tứ Xuyên ngày nay). Kinh đô trên thực tế của nước Thục là Thành Đô (vùng phía bắc của nước Thục). Có một số sử gia gộp chung nhà Thục Hán vào nhà Hán, họ coi triều đình này là giai đoạn cuối của Nhà Hán vì Hoàng đế Thục Hán Lưu Bị thuộc dòng dõi hoàng tộc. Hai nước còn lại thời Tam Quốc là Đông NgôTào Ngụy.Kể từ thời nhà Đường, nhà Thục Hán được sử sách Trung Quốc coi là sự nối tiếp của nhà Hán, là triều đại chính thống trong số 3 triều đại của thời Tam quốc, do vậy Lưu Bị - vua khai quốc của Thục Hán, là hoàng đế duy nhất trong thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu (các hoàng đế của Tào Ngụy, Đông Ngô không được thờ). Thời Tống, bộ sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là bộ sử đầu tiên gọi chính quyền Thục Hán là Hán, tuy nhiên Tư Mã Quang lại lấy Tào Ngụy là chính thống.[7]

Thục_Hán

Đơn vị tiền tệ Tiền xu
1,082,000 (263) [1]
Thời kỳ Tam Quốc
Thừa tướng  
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Ba Thục
Thủ đô Thành Đô
Quân chủ  
Tôn giáo chính Đạo giáo, Khổng giáo, Tôn giáo dân gian Trung Quốc
Chính phủ quân chủ chuyên chế
• 223–263 Lưu Thiện (vong quốc)
• Chiến tranh Thục-Ngụy, Quý Hán diệt vong 263
• 253–263 Khương Duy
• 221–234 Gia Cát Lượng
• 221–223 Lưu Bị (lập quốc)
• Lưu Bị xưng đế tại Thành Đô, Quý Hán kiến lập 221
Vị thế Đế quốc