Tiếng_Mông_Cổ
Tiếng_Mông_Cổ

Tiếng_Mông_Cổ

Tiếng Mông Cổ Nga Trung QuốcTiếng Mông Cổ (chữ Mông Cổ truyền thống: ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ
ᠬᠡᠯᠡ Moŋɣol kele; chữ Kirin: Монгол хэл, Mongol khel) là ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ, và là thành viên nổi bật hơn cả của ngữ hệ Mongol. Số người nói tất cả các phương ngữ khác nhau lên tới hơn 5,2 triệu, gồm đa phần cư dân ở Mông Cổ và nhiều người Mông CổKhu tự trị Nội Mông Cổ.[1]Tại Mông Cổ, phương ngữ Khalkha, viết bằng chữ Kirin (và có lúc bằng chữ Latinh trên mạng xã hội), chiếm ưu thế, còn ở Nội Mông, tiếng Mông Cổ sự đa dạng về phương ngữ hơn và được viết bằng chữ viết Mông Cổ truyền thống.Một số học giả coi những ngôn ngữ Mongol khác như BuryatOirat là phương ngữ tiếng Mông Cổ, song cách phân loại này không tương đồng với tiêu chuẩn quốc tế hiện nay.Tiếng Mông Cổ có sự hài hòa nguyên âm (vowel harmony) và cấu trúc âm tiết phức tạp cho phép những nhóm ba phụ âm nằm cuối âm tiết hiện diện. Đây là một ngôn ngữ chắp dính điển hình, dựa trên các chuỗi hậu tố. Dù có thứ tự từ cơ sở (chủ-tân-động), sự sắp xếp cụm danh từ lại tương đối tự do, nên vai trò ngữ pháp phải được chỉ ra bởi một hệ thống gồm khoảng tám cách ngữ pháp. Tiếng Mông Cổ có năm dạng (voice). Động từ cho biết dạng, thể, thì, và tình thái/bằng chứng.Tiếng Mông Cổ hiện đại phát triển từ tiếng Mông Cổ trung đại, ngôn ngữ Đế quốc Mông Cổ vào thế kỷ XIII-XIV. Trong quá trình biến đổi này, một đợt tái cấu trúc hòa âm nguyên âm xuất hiện, nguyên âm dài phát triển, hệ thống cách ngữ pháp biến đổi, và hệ thống động từ được tái dựng. Tiếng Mông Cổ có liên quan tới tiếng Khiết Đan (Khitan). Nó thuộc về vùng ngôn ngữ Bắc Á, cùng với hệ ngôn ngữ Turk, hệ ngôn ngữ Mongol, ngữ tộc Tungus, tiếng Hàn Quốctiếng Nhật Bản. Văn học tiếng Mông Cổ được lưu giữ tốt ở dạng viết, với những văn liệu từ đầu thế kỷ XVIII.

Tiếng_Mông_Cổ

Phát âm /mɔŋɢɔ̆ɮ xiɮ/
Ngôn ngữ chính thức tại  Mông Cổ

 Nga

 Trung Quốc

Glottolog mong1331[5]
Ngôn ngữ tiền thân
Tổng số người nói 5,2 triệu (2005)[1]
Phương ngữ
Phân loại Mongol
  • Tiếng Mông Cổ
Quy định bởi Mông Cổ:
Hội đồng Ngôn ngữ (Mông Cổ),[3]
Nội Mông:
Hội đồng Ngôn ngữ và Tác phẩm Văn học[4]
Linguasphere part of 44-BAA-b
Khu vực Toàn Mông Cổ và Nội Mông; một phần của các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long GiangCam Túc tại Trung Quốc
Hệ chữ viết Các bản chữ cái tiếng Mông Cổ:
Chữ viết Mông Cổ truyền thống
(tại Nội Mông),
Chữ Kirin (tại Mông Cổ),
Hệ chữ nổi tiếng Mông Cổ
ISO 639-1 mn
Dạng chuẩn
Khalkha (Mông Cổ)
Chakhar (Nội Mông)
ISO 639-3 cả hai:
khk – Tiếng Mông Cổ Khalkha
mvf – Tiếng Mông Cổ ngoại biên
ISO 639-2 mon
Sử dụng tại Mông Cổ, Trung Quốc

Liên quan