Tàu_tuần_dương
Tàu_tuần_dương

Tàu_tuần_dương

Tàu tuần dương, còn được gọi là tuần dương hạm, (tiếng Anh: cruiser) là một loại tàu chiến lớn, có vai trò nổi bật từ cuối thế kỷ 19 cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Những chiếc tàu tuần dương đầu tiên được giao các nhiệm vụ tấn công hay bảo vệ độc lập trên biển. Tàu tuần dương rất linh hoạt, chúng có thể bảo vệ chống lại tàu ngầm, máy bay hay tàu nổi đối phương.Trong lịch sử, một "tàu tuần dương" không phải là một kiểu tàu mà là một vai trò của tàu chiến. Tàu tuần dương là những tàu, thường là tàu frigate hoặc tàu nhỏ hơn, được giao một vai trò hầu như độc lập khỏi hạm đội; mang ý nghĩa tuần tiễu độc lập, thường là kèm theo những nhiệm vụ như là cướp phá tàu bè thương mại đối phương. Vào cuối thế kỷ 19, thuật ngữ tàu tuần dương được dùng để chỉ những con tàu được thiết kế để đáp ứng một vai trò như vậy, và trong giai đoạn từ thập niên 1890 cho đến thập niên 1950, một "tàu tuần dương" là một tàu chiến lớn hơn tàu khu trục nhưng nhỏ hơn một thiết giáp hạm.Hầu hết thời gian của thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, tàu tuần dương là một phương tiện chiến đấu hoạt động ở khoảng cách xa của hải quân, trong lúc các tàu chiến chủ lực được giữ lại ở gần nhà hơn. Vai trò chính của chúng là tấn công tàu buôn của đối phương, thường thấy đến mức nhiệm vụ này được gọi là "chiến tranh tuần dương hạm". Các vai trò khác bao gồm trinh sát, và hộ tống các tàu sân bay hay các đoàn tàu vận tải. Tàu tuần dương thường được cho tháp tùng hạm đội thiết giáp hạm, và là lực lượng mũi nhọn trong các cuộc đối đầu trên mặt biển vốn được xem là không đủ quan trọng để bố trí thiết giáp hạm.Vào cuối thế kỷ 20, sự mai một của thiết giáp hạm đã khiến cho tàu tuần dương hạm trở thành hạm tàu nổi mạnh mẽ nhất và lớn nhất. Tuy nhiên, vai trò của tàu tuần dương ngày càng thiên về vai trò hỗ trợ phòng không cho hạm đội hơn là chiến tranh tuần dương độc lập. Trong ý nghĩa này, thiết kế của chúng không khác biệt lắm so với tàu khu trục hiện đại trang bị cùng loại vũ khí. Ví dụ như, trong khi chiếc Long Beach (CGN-9) là tàu tuần dương cuối cùng được chế tạo dựa trên lườn tàu tuần dương "truyền thống" dài và hẹp, mọi tàu tuần dương sau đó đều dựa trên những lườn tàu khu trục. Sang đầu thế kỷ 21, các tàu tuần dương là những hạm tàu nổi lớn nhất còn đang hoạt động, chỉ với năm quốc gia còn sử dụng là Hoa Kỳ, Nga, Ý, PhápPeru. Sau khi chiếc Vittorio Veneto của Ý được cho ngừng hoạt động vào năm 2006 và chiếc Jeanne d'Arc của Pháp ngừng hoạt động vào năm 2010, chỉ còn hải quân của ba nước có tàu tuần dương. Mặc dù những tàu khu trục tên lửa ngày hôm nay, như là lớp tàu khu trục Arleigh Burke của Mỹ và lớp Kongō của Nhật Bản, về thực chất lớn hơn hầu hết mọi tàu tuần dương trước đó, chúng được gọi là tàu khu trục hầu như vì những lý do chính trị.