Erich_von_Manstein
Erich_von_Manstein

Erich_von_Manstein

Erich von Manstein (24 tháng 11 năm 188710 tháng 7 năm 1973) là một chỉ huy cấp cao của quân đội Đức thời Đệ tam Đế chế. Ông được thăng đến cấp hàm Thống chế trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo nhận định của B. H. Liddell Hart – một chiến lược gia quân sự có tên tuổi người Anh, Manstein là vị tướng giỏi nhất của Đức Quốc xã.[1]Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Phổ có truyền thống quân sự lâu đời, Manstein nhập ngũ từ sớm và tham chiến nhiều mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918). Thế chiến 1 kết thúc, ông tích cực tham gia khôi phục các lực lượng vũ trang Đức và thăng cấp từ Đại úy lên Trung tướng. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng 9 năm 1939, ông làm Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân Nam, cùng Tư lệnh Gerd von Rundstedt đem quân vào chiếm Ba Lan. Ông còn là tác giả chính của kế hoạch chinh phục Pháp và Tây Âu năm 1940. Phán đoán rằng quân Đồng Minh sẽ phản ứng mạnh nếu Đức chọn Hà Lan làm hướng tấn công chính, Manstein đề xuất cho mũi chủ công xuyên qua Ardennes – nơi Đồng Minh coi là "bất khả xâm phạm" – rồi thọc sâu về eo biển Anh, cô lập quân chủ lực của Anh-Pháp tại BỉFlanders. Được lên chức Thượng tướng Bộ binh sau chiến thắng Tây Âu, ông tham gia tiến công xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941vây hãm Sevastopol suốt 8 tháng. Sevastopol thất thủ, Manstein được trao gậy Thống chế ngày 1 tháng 7 năm 1942.[2][3] Sau đó ông tham gia cuộc vây hãm Leningrad.Vận mệnh nước Đức trở nên xấu đi từ cuối năm 1942, đặc biệt là trong trận thảm bại tại Stalingrad. Tháng 12 năm đó, Manstein dẫn một đạo quân đi cứu viện cho mặt trận Stalingrad nhưng không thành công. Khi quân đội Liên Xô thừa thắng phản kích, Manstein giáng một đòn "hồi mã thương" vào Kharkov, đánh tơi tả 52 sư đoàn Liên Xô và lấy lại một vùng đất rộng lớn vào tháng 2tháng 3 năm 1943.[4] Tiếp sau đó, ông chỉ huy cánh quân phía nam đánh trận Vòng cung Kursk (tháng 7–tháng 8 năm 1943), một trong những trận chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Những bất đồng giữa ông với Adolf Hitler đã dễn đến việc Manstein bị sa thải vào tháng 3 năm 1944. Vài tháng sau khi chiến tranh kết thúc, ông bị người Anh bắt làm tù binh vào tháng 8 năm 1945. Năm 1949, ông bị tuyên án 18 năm tù vì các tội ác nhằm vào tù binh và dân thường ở Đông Âu, nhưng được thả tự do chỉ sau 4 năm ngồi tù, một phần là vì lý do sức khỏe. Trong thập niên 1950, Mastein trở thành cố vấn cao cấp cho Cộng hòa Liên bang Đức và góp phần kiến thiết lực lượng vũ trang của nhà nước này.[5]

Erich_von_Manstein

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Erich_von_Manstein http://www.nybooks.com/articles/2604 http://www.time.com/time/covers/0,16641,19440110,0... http://www.wehrmacht-awards.com/campaign_awards/sh... http://www.historisches-centrum.de/forum/schroeder... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-42001458.htm... http://www.history.army.mil/books/OpArt/index.htm http://amh.freehosting.net/manstein.html http://www.hdot.org/en/trial/defense/pl1/10.html http://ibiblio.org/hyperwar/UN/UK/UK-NWE-Flanders/... //www.worldcat.org/oclc/16731799