Eclogit
Eclogit

Eclogit

Eclogit (còn gọi là đá lựu huy, là tên ghép từ đá thạch lựu = granat và đá lục huy = omphacit) là đá biến chất hình thành khi đá hỏa sinh mafic chịu áp suất cao. Theo định nghĩa của IUGS thì eclogit không có plagioclase, chứa từ 75% thể tích trở lên là omphacit (Na-Ca-Al-Mg clinopyroxen) và granat (thường là pyrop hay almandin giàu magnesi). Cả hai thành phần đều phải có và không thành phần nào vượt quá 75% thể tích.[1][2]Eclogit hình thành ở áp suất lớn hơn áp suất điển hình của lớp vỏ Trái Đất. Là loại đá đặc sít bất thường, eclogit có thể có vai trò quan trọng trong sự truyền động đối lưu bên trong phần rắn của Trái Đất.Đá tươi mới có thể có bề ngoài nổi bật, với granat màu đỏ đến hồng (almandin-pyrop) trong chất nền màu xanh lục của pyroxen giàu natri (như omphacit). Các khoáng vật phụ sinh bao gồm kyanit, rutil, thạch anh, lawsonit, coesit, amphibol, phengit, paragonit, zoisit, dolomit, corundum và đôi khi có cả kim cương. Plagioclase là không bền trong eclogit.