Natri
Natri

Natri

Natri (bắt nguồn từ từ tiếng Latinh mới: natrium) là tên một nguyên tố hóa học hóa trị một trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Na và số nguyên tử bằng 11, nguyên tử khối khoảng bằng 23. Natri là kim loại mềm, màu trắng bạc, hoạt động mạnh, và thuộc nhóm kim loại kiềm; nó chỉ có một đồng vị bền là 23Na. Kim loại nguyên chất không có mặt trong tự nhiên nên để có được dạng này phải điều chế từ các hợp chất của nó; natri được Humphry Davy cô lập đầu tiên năm 1807 bằng cách điện phân natri hiđroxit. Natri là nguyên tố phổ biến nhất thứ 6 trong vỏ Trái Đất, và có mặt trong nhiều loại khoáng vật như felspat, sodalitđá muối. Phần lớn muối natri là những hợp chất hòa tan mạnh trong nước, và natri của chúng bị rò rỉ do hoạt động của nước nên clo và natri là các nguyên tố hòa tan phổ biến nhất theo khối lượng trong các vùng biển trên Trái Đất.Nhiều hợp chất natri được sử dụng rộng rãi như natri hiđroxit để làm xà phòng, và natri clorua dùng làm chất tan băng và là một chất dinh dưỡng (muối ăn). Natri là một nguyên tố thiết yếu cho tất cả động vật và một số thực vật. Ở động vật, các ion natri được dùng làm chất đối nghịch với các ion kali để tạo thành các điện tích trên các màng tế bào, cho phép truyền các xung thần kinh khi điện tích bị mất đi. Nhu cầu thiết yếu của natri đối với động vật làm cho nó được phân loại là một khoáng vô cơ trong khẩu phần ăn.

Natri

Độ cứng theo thang Mohs 0,5
Trạng thái vật chất Chất rắn
Nhiệt bay hơi 97,42 kJ·mol−1
Mật độ ở thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy: 0,927 g·cm−3
Mô đun nén 6,3 GPa
mỗi lớp 2,8,1
Tên, ký hiệu Natri, Na
Cấu hình electron [Ne] 3s1
Màu sắc Ánh kim trắng bạc
Điện trở suất ở 20 °C: 47,7 n Ω·m
Phiên âm /ˈsoʊdiəm/ SOH-dee-əm
Bán kính liên kết cộng hóa trị 166±9 pm
Điểm tới hạn (Ngoại suy)
2573 K, 35 MPa
Trạng thái ôxy hóa +1, 0, -1 ​Bazơ mạnh
Độ giãn nở nhiệt 71 µm·m−1·K−1 (ở 25 °C)
Vận tốc âm thanh que mỏng: 3200 m·s−1 (ở 20 °C)
Nhiệt dung 28,230 J·mol−1·K−1
Số đăng ký CAS 7440-23-5
Nhiệt lượng nóng chảy 2,60 kJ·mol−1
Năng lượng ion hóa Thứ nhất: 495,8 kJ·mol−1
Thứ hai: 4562 kJ·mol−1
Thứ ba: 6910,3 kJ·mol−1
Độ dẫn nhiệt 142 W·m−1·K−1
Hình dạng Ánh kim trắng bạc
Tính chất từ Thuận từ
Bán kính cộng hoá trị thực nghiệm: 186 pm
Bán kính van der Waals 227 pm
Độ âm điện 0,93 (Thang Pauling)
Phân loại   kim loại kiềm
Khối lượng nguyên tử chuẩn (±) (Ar) 22,98976928(2)
Nhiệt độ nóng chảy 370,87 K ​(97,72 °C, ​207,9 °F)
Số nguyên tử (Z) 11
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
22NaTổng hợp2.602 nămβ+γ0.545422Ne*
1.27453(2)[1]22Ne
εγ-22Ne*
1.27453(2)22Ne
β+1.820022Ne
23Na100%23Na ổn định với 12 neutron
Mật độ 0,968 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Độ cứng theo thang Brinell 0,69 MPa
Mô đun Young 10 GPa
Chu kỳ Chu kỳ 3
Mô đun cắt 3,3 GPa
Nhóm, phân lớp 1s
Nhiệt độ sôi 1156 K ​(883 °C, ​1621 °F)
Cấu trúc tinh thể Lập phương tâm khối

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Natri http://environmentalchemistry.com/yogi/periodic/Na... http://findarticles.com/p/articles/mi_m1200/is_v12... http://books.google.com/?id=gpwEAAAAYAAJ&pg=PA57 http://www.mcssl.com/store/gallium-source/sodium-m... http://www.theodoregray.com/PeriodicTable/Elements... http://www.webelements.com/webelements/elements/te... http://adsabs.harvard.edu/abs/1932JChEd...9.1035W http://adsabs.harvard.edu/abs/1977PhRvA..16.1507C http://adsabs.harvard.edu/abs/1987SvAL...13..214D http://adsabs.harvard.edu/abs/1990JChEd..67.1046B