Cổng_thông_tin:Âm_nhạc_Việt_Nam

Âm nhạc Việt Nam là một phần của lịch sửvăn hóa Việt Nam. Âm nhạc Việt Nam phản ánh đúng những nét đặc trưng của con người, văn hóa, phong tục, địa lý,... của đất nước Việt Nam, trải dài qua suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.Âm nhạc Việt Nam bắt đầu từ những nền văn minh đầu tiên qua những phát hiện khảo cổ về những nhạc cụ và tranh vẽ trong hang đá. Trải qua những triều đại phong kiến, nền âm nhạc Việt Nam có được những nét phát triển rõ rệt và đặc trưng. Tới thời kỳ đô hộ của Trung Quốc ngoài ra của các nền văn hóa ngoại lai khác như Ấn Độ, Chăm Pa,... âm nhạc Việt Nam sớm có được những ảnh hưởng và quan điểm mới, dung hòa hoàn hảo những yếu tố ảnh hưởng từ nước ngoài với những nét nổi bật vốn có của âm nhạc truyền thống, từ đó tạo nên những loại hình âm nhạc cổ truyền của từng vùng miền như hát xẩm, hát chèo, ca trù, , cải lương, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế, quan họ,...Âm nhạc phương Tây xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 14. Giai đoạn Pháp thuộc vào cuối thế kỷ 19 đặc biệt góp phần giúp âm nhạc Việt Nam được tiếp xúc với những phong cách và quan điểm của văn hóa phương Tây, đồng thời tiếp tục phát triển với những nét đặc trưng riêng. Tân nhạc Việt Nam ra đời vào cuối thập niên 1930 với dòng nhạc tiền chiến rồi tiếp hơi cho những làn điệu mới trong thời gian đất nước chia đôi dưới hai chính thể: Việt Nam Cộng hòaViệt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhạc đỏ ra đời sau năm 1945 ở miền Bắc với sự xuất hiện của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng, sau này trở thành cột trụ của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại, trong khi đó nhiều thể loại âm nhạc mới như nhạc vàng, nhạc trẻ, du ca nở rộ ở Miền Nam. (đọc thêm...)Viết Tân là một phòng thu đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, thành lập vào năm 1992. Đây là nơi mà rất nhiều nghệ sĩ Việt Nam đến và thực hiện các dự án âm nhạc của mình. Viết Tân đã nhận được Giải thưởng Làn Sóng Xanh cho hạng mục Phòng thu có nhiều ca khúc được yêu thích nhất từ năm 2001 đến năm 2008.Phạm Viết Tấn khởi nghiệp là một chuyên viên về âm thanh sân khấu. Từ khi chưa đầy hai mươi tuổi cho đến sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông làm việc cho các đoàn ca nhạc cũng như tự bồi dưỡng kiến thức về âm học và kỹ thuật thu âm bằng phương pháp thử-sai. Đến năm 1989, ông giúp Tư Lợi, một người bạn của ông và là chủ của phòng thu Kim Lợi thực hiện một số sản phẩm trong phòng thu. Năm 1992, ông tách ra và xây dưng phòng thu tại gia ở đường Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Phòng thu Viết Tân do chính ông và thợ thiết kế xây dựng. Vào thời gian đầu, phòng thu Viết Tân chỉ là một phòng với diện tích khoảng 5x5m. Những sản phẩm đầu tiên ra đời là cassette và sau đó là CD. (đọc thêm...)Vẫn mãi yêu anhalbum phòng thu thứ sáu của ca sĩ nhạc pop người Việt Thủy Tiên, phát hành vào ngày 19 tháng 12 năm 2011 do hãng Youth Entertainment và Viết Tân. Sau khi tham gia chương trình truyền hình Bước nhảy hoàn vũ, cô đã ngừng nhận những lời mời trình diễn suốt một tháng để thu âm các ca khúc cho album. Cô đã thực hiện album tại hai phòng thu gồm Po Studio và Phú Studio chỉ trong vòng một tháng. Phần lời của album nói về sự lạc quan, yêu đời, nói về sự mạnh mẽ vượt qua mọi trắc trở trong cuộc sống của một cô gái trẻ luôn tự tin vào bản thân. Album chủ yếu xoay quanh thể loại dance pop và là cách "thay đổi khẩu vị cho khán giả" của Thủy Tiên, bởi sau năm album thể pop-ballad, cô e rằng người nghe đã nhàm chán. Theo Thanh Niên Online, hơn 1 tỉ đồng đã được cô đầu tư cho album này.Kể từ khi phát hành, Vẫn Mãi Yêu Anh đã thu hút hơn 5 triệu lượt nghe trên trang nhạc trực tuyến Zing MP3. Video âm nhạc của ca khúc chủ đề với kinh phí cho những đạo cụ hậu trường hơn 120 triệu đồng và phần trang phục hơn 200 triệu. Video nhận nhiều ý kiến tích cực từ những nhà phê bình, nhưng lại nhận đa số ý kiến trái chiều của khán giả. Ngoài ra, video còn đối mặt với một số vấn đề tranh cãi khi giới báo chí cho rằng trang phục của Thủy Tiên khá giống như trang phục mà nghệ sĩ thu âm người Mỹ Beyoncé Knowles đã mặc trong tour lưu diễn I Am... Tour và sự trùng khớp về giai điệu giữa "Vẫn Mãi Yêu Anh" và "(What Is) Love?" của ca sĩ nhạc Latin pop Jennifer Lopez. (đọc thêm...)Phạm Duy Cẩn (5 tháng 10 năm 1921 - 27 tháng 1 năm 2013), được biết đến với nghệ danh Phạm Duy là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc người Việt Nam. Ông được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường kết hợp những yếu tố của âm nhạc cổ truyền Việt Nam với các trào lưu, phong cách mới, tạo nên nhiều tác phẩm có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Tuy vậy bên cạnh đó, các quan điểm nhìn nhận về ông cũng khác biệt, chủ yếu là do các vấn đề chính trị.Khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò phó quản lí và ca sĩ hát lưu động. Từng tham gia Kháng chiến chống Pháp một thời gian trước khi vào miền Nam để tiếp tục tự do hoạt động âm nhạc. Phạm Duy là một tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực dành cho cả âm nhạc và chính trị, và những hoạt động này còn tiếp diễn sau giai đoạn 1975, khi ông di tản sang Hoa Kỳ. Vì lý do chính trị, nhạc của ông bị cấm hoàn toàn tại miền Bắc Việt Nam sau 1954, và toàn Việt Nam sau 1975. (đọc thêm...)"Tiến quân ca" là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1976. Trước đó, Tiến quân ca là quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1976. Ngay từ khi ra đời, bài hát được coi là bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh. Trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945, thay vì "Đoàn quân Việt Nam đi", những người tham gia Việt Minh thường hát là "Đoàn quân Việt Minh đi". Khi được chọn chính thức làm quốc ca, phần lời của Quốc ca đã được sửa đổi khác đôi chỗ so với bản gốc "Tiến quân ca" của Văn Cao. Thông thường, khi cử Quốc ca trong các buổi lễ, chỉ có lời 1 của bài được sử dụng.Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt minh, ở ga Hàng Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca... Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh. Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. (Xem thêm...) Tùng Dương
Mỹ Tâm
Nhà hát Lớn Hà Nội Quốc Trung
Anh Quân
Nếu như anh đến
Một ngày
Ngày không mưa
Made in Vietnam