Nhạc_tiền_chiến

Nhạc tiền chiến[1]dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam mang âm hưởng trữ tình lãng mạn xuất hiện vào cuối thập niên 1930. Các ca khúc tiền chiến thường có giai điệu trữ tình và lời ca giàu chất văn học. Ban đầu khái niệm nhạc tiền chiến (nhạc trước thời kỳ chiến tranh) dùng để chỉ dòng nhạc mới tiếng Việt theo âm luật Tây phương trước khi nổ ra chiến tranh Việt - Pháp 1945 - 1954, sau này, vì lý do chính trị, khái niệm này mở rộng, bao gồm một số sáng tác trong chiến tranh (19461954) cùng phong cách trữ tình lãng mạn, như Dư âm của Nguyễn Văn Tý, Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyên... và cả sau 1954 đối với một số nhạc sĩ ở miền Nam như Phạm Đình Chương, Cung Tiến... Một số ca khúc nhạc đỏtrữ tình cách mạng trong chiến tranh Việt - Pháp như Lời người ra đi, Sơn nữ ca của Trần Hoàn khi lưu hành ở miền Nam cũng bị gọi là "nhạc tiền chiến". Các bài tiền chiến thường theo điệu Valse, Tango, Slow Waltz, Boston, Blues, March, một số là các trường ca, hay hát theo phong cách cổ điển hoặc bán cổ điển. Trừ số rất ít, hầu hết các ca khúc tiền chiến thuộc dòng thính phòng. Dòng nhạc trữ tình ở miền nam sau này cũng ảnh hưởng của dòng tiền chiến nhưng thường theo điệu Slow Rock, Slow Ballad, Slow Fox, trong khi nhạc đỏ nhiều bài cũng ảnh hưởng của nhạc tiền chiến về giai điệu.Những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc tiền chiến: Đặng Thế Phong, Văn Cao, Phạm Duy, Lê Thương, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý, Hoàng Giác, Đoàn Chuẩn... Các ca khúc như Giọt mưa thu, Con thuyền không bến, Thiên Thai, Trương Chi, Cây đàn bỏ quên, Tình kỵ nữ, Đêm tàn bến Ngự, Hòn vọng phu,...