Viện_nguyên_lão_La_Mã

Viện nguyên lão là một tổ chức chính trị ở La Mã cổ đại. Đây là một tổ chức lâu dài nhất trong lịch sử La Mã, được thành lập trong những ngày đầu tiên của thành phố Roma (theo truyền thống thành lập vào năm 753 TCN). Viện nguyên lão tồn tại qua nhiều sự kiện như lật đổ các vị vua La Mã năm 509 TCN, sự sụp đổ của Cộng hòa La Mã vào thế kỷ 1 TCN, sự phân chia đế quốc La Mã năm 395 CN, sự diệt vong của Đế quốc Tây La Mã năm 476 CN và sự cai trị Roma của man tộc vào các thế kỷ 5, 6 và 7.Trong mỗi thời kỳ riêng biệt của sự tồn vong của La Mã cổ đại trong lịch sử của nó, định nghĩa và chức năng thi hành của Viện nguyên lão La Mã / Nghị viện La Mã thay đổi bằng cách mở rộng hoặc suy giảm để thích ứng và phù hợp với những thời kỳ nhất định. Những năm cải cách và tái định nghĩa lại hoạt động của Viện nguyên lão La Mã cổ đại thứ tự lần lượt theo từng năm là năm 616 trước công nguyên → năm 509 trước công nguyên → năm 80 trước công nguyên → năm 27 trước công nguyên.Trong thời kỳ vương quốc, quy mô của Viện nguyên lão còn nhỏ hơn nhiều so với một hội đồng tư vấn cho nhà vua.[1] Vị vua La Mã cuối cùng, Lucius Tarquinius Superbus bị lật đổ sau một cuộc đảo chính do Lucius Junius Brutus lãnh đạo.Trong thời kỳ đầu của nền cộng hòa, vai trò chính trị của Viện nguyên lão khá yếu, trong khi các quan tòa lại hoạt động khá mạnh mẽ. Phải mất một thời gian dài kể từ khi chuyển đổi từ chế độ quân chủ qua sự cai trị có hiến pháp, Viện nguyên lão mới có thể tự khẳng định vai trò của mình cao hơn với các quan tòa. Viện nguyên lão đạt tới đỉnh cao quyền lực vào thời kỳ giữa của nền cộng hòa. Thời kỳ cuối của nền cộng hòa chứng kiến sự gia tăng quyền lực của Viện nguyên lão, bắt đầu từ sau cuộc cải cách của hai quan bảo dânTiberiusGaius Gracchus.Sau sự thay đổi từ thể chế cộng hòa sang chế độ Nguyên thủ, Viện nguyên lão mất đi nhiều quyền lực cũng như uy tín của mình. Sau những cải cách của hoàng đế Diocletianus, Viện nguyên lão trở thành một thực thể không liên quan tới chính trị, và cũng không bao giờ lấy lại được quyền lực vốn có trước kia. Khi thủ đô của đế quốc chuyển khỏi Roma, chức năng của Viện giảm xuống chỉ còn như một bộ phận của chính quyền. Điều này càng trở nên rõ rệt hơn khi hoàng đế Constantius II thành lập một nghị viện mới ở Constantinopolis.Sau khi Đế quốc Tây La Mã sụp đổ năm 476, Thượng viện La Mã (Viện nguyên lão) ở phía Tây vẫn còn hoạt động một thời gian dưới sự cai trị của man tộc trước khi được phục hồi sau cuộc tái chiếm phần lớn lãnh thổ của Đế quốc Tây La Mã dưới thời Justinian I. Tuy nhiên, Thượng viện cuối cùng của Roma đã biến mất vào một thời điểm nào đó sau năm 603 sau công nguyên (năm mà thượng nghị sĩ được biết đến cuối cùng được đề cập). Mặc dù vậy, danh hiệu "thượng nghị sĩ" vẫn được sử dụng thường xuyên vào thời Trung cổ như một phần của sự tôn kính nhưng phần lớn vô nghĩa. Tuy nhiên, Thượng viện La Mã (Viện nguyên lão) phía Đông vẫn tồn tại đến khi biến mất vào thế kỷ thứ 14.