Chiến_tranh_Thục_–_Ngụy_(228–234)
Chiến_tranh_Thục_–_Ngụy_(228–234)

Chiến_tranh_Thục_–_Ngụy_(228–234)

Chiến tranh Thục-Ngụy (228-234), hay còn gọi là Gia Cát Lượng Bắc phạt hoặc Lục xuất Kỳ Sơn (chữ Hán: 六出祁山; bính âm: Lìuchū Qíshān) là một loạt chiến dịch quân sự do quân Thục Hán tấn công vào Tào Ngụy từ năm 228 đến năm 234 trong thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Chiến dịch này do Thừa tướng nước Thục là Gia Cát Lượng đích thân chỉ huy và tấn công vào biên giới phía Tây của Tào Ngụy. Theo thực tế, tổng cộng có năm đợt tấn công. Tuy nhiên theo tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa và văn hóa đại chúng thì chiến dịch này có sáu cuộc tấn công (tính thêm 1 lần quân Thục Hán phòng ngự chống lại quân Ngụy tấn công).Mục tiêu chiến lược của Thục Hán là tấn công và chiếm các vùng phía tây và Trường An, cố đô của nhà Tây Hán và là trung tâm phía tây của Tào Ngụy. Chiếm được các khu vực này, Thục Hán sẽ có thêm nhiều vùng đất rộng lớn và trù phú, đồng thời sẽ có bàn đạp quan trọng để tấn công tiếp về phía Đông, hướng về kinh đô của Tào Ngụy là Lạc Dương. Việc Bắc phạt có nhiều khó khăn: quân Ngụy đông hơn nhiều so với quân Thục Hán, đường sá hiểm trở gây khó khăn cho việc vận chuyển lương thảo. Gia Cát Lượng biết rõ điều này nhưng vẫn quyết tâm Bắc phạt để "lấy công làm thủ", "quấy bên ngoài để giữ yên bên trong", bởi Thục Hán có dân số ít hơn nhiều so với Tào Ngụy, các nhân tài của Thục Hán cũng đang dần già yếu đi, nếu cứ hòa hoãn thì sớm muộn Ngụy sẽ diệt Thục Hán, còn nếu tấn công ngay thì ít ra vẫn có cơ hội thắng. Trong Xuất sư biểu, Gia Cát Lượng đã chỉ rõ những tính toán này để thuyết phục những ý kiến phản đối Bắc phạt trong triều đình[2].Nhìn chung, chiến dịch chỉ đạt thành công hạn chế, mục tiêu quan trọng nhất của Gia Cát Lượng là chiếm Trường An thì không đạt được. Quân Thục đánh thắng nhiều trận, giành được dân tại 5 quận và tiêu diệt được nhiều lực lượng địch, nhưng phần vì tiếp tế lương thảo của quân Thục khó khăn, phần vì quân Ngụy đông hơn lại cố thủ không ra đánh nên trước sau quân Thục đều phải lui binh khi chưa đạt mục tiêu cuối cùng. Tuy nhiên trước sau mấy lần Bắc phạt đã làm rung chuyển rất mạnh nước Ngụy, khiến quân Ngụy chịu nhiều thiệt hại và không thể tấn công Thục Hán trong gần 30 năm[3], đồng thời mở ra điều kiện để cha con Tư Mã Ý nổi lên nắm binh quyền và tiến tới cướp ngôi của nhà Tào Ngụy.

Chiến_tranh_Thục_–_Ngụy_(228–234)

Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian228 - 234
Địa điểm
Kết quảThục Hán chiến thắng về chiến thuật nhưng không đạt được mục tiêu chiến lược, phải lui binh
Kết quả Thục Hán chiến thắng về chiến thuật nhưng không đạt được mục tiêu chiến lược, phải lui binh
Thời gian 228 - 234
Địa điểm