Justinianus_I
Justinianus_I

Justinianus_I

Justinian I (tiếng Latinh: Flavius Petrus Sabbatius Iustinianus Augustus; tiếng Hy Lạp: Φλάβιος Πέτρος Σαββάτιος Ἰουστινιανός Flávios Pétros Sabbátios Ioustinianós) (k. 482  – 13 tháng 11 hay 14 tháng 11 năm 565), còn được biết đến trong tiếng Việt với tên gọi Justinianô trong các bản dịch của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Ngoài ra ông còn có ngoại hiệu là Justinianus Đại đế hay được Giáo hội Chính thống giáo Đông phương tôn là Thánh Justinianô Vĩ đại. Ông là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 527 đến khi qua đời, là vị Hoàng đế thứ nhì của nhà Justinianus sau người chú là Justinus I. Trong suốt triều đại của mình, Justinianus tìm cách khôi phục lại ánh hào quang của đế quốc La Mã và khôi phục nửa phía tây đã mất. Sự cai trị của Justinian tạo nên một kỷ nguyên khác biệt trong lịch sử đế quốc La Mã thời hậu kỳ. Triều đại của Justinianus được đánh dấu bởi tham vọng nhưng chỉ có thể thực hiện được một phần renovatio imperii, nghĩa là "trung hưng Đế quốc".[3]Bởi những cố gắng trung hưng đế quốc của mình, Justinianus đôi lúc được xem "Người La Mã cuối cùng" trong sử sách hiện đại.[4] Tham vọng này được thể hiện bởi sự phục hồi một phần lãnh thổ của Đế quốc Tây La Mã không còn tồn tại.[5] Vị tướng Belisarius tài năng của ông nhanh chóng chinh phục Vương quốc Vandal ở Bắc Phi, mở rộng sự kiểm soát của La Mã đến Đại Tây Dương. Tiếp theo Belisarius, Narses, các tướng lĩnh khác đã chinh phục Vương quốc Ostrogoth, khôi phục lại Dalmatia, Sicilia, Ý, và thành Rôma trở về với Đế quốc sau hơn một nửa thế kỷ nằm dưới sự kiểm soát của người rợ Ostrogoth. Viên thái thú Liberius đã giành lại được miền nam bán đảo Iberia, thành lập tỉnh Spania. Những chiến dịch này đã tái lập lại sự kiểm soát của người La Mã trên các vùng biển phía tây Địa Trung Hải, tăng thêm cho ngân khố của đế quốc hàng năm hơn một triệu solidi.[6] Dưới triều đại trị vì Justinian, ông cũng chinh phục người Tzani, một tộc người ở bờ biển phía đông của Biển Đen mà đã chưa bao giờ nằm dưới sự cai trị của La Mã trước đó.[7]Ông là một trong những nhân vật quan trọng nhất của thời kì hậu cổ đại và là vị Hoàng đế La Mã cuối cùng nói tiếng Latinh như tiếng mẹ đẻ[8] Justinian là người san định và hệ thống luật pháp La Mã. Ông đã thành lập một bộ luật được biết dưới cái tên Corpus Juris Civilis ("Dân Luật Đại Toàn"), là nguồn ảnh hưởng quan trọng tới hệ thống luật dân sự của rất nhiều quốc gia cho tới ngày nay.[9] Triều đại của ông được đánh dấu bằng sự nở rộ của nền văn hoá Đông La Mã và bởi chương trình xây dựng của ông, điển hình như là những tuyệt tác như nhà thờ Hagia Sophia. Sự bùng phát của bệnh dịch hạch ở những năm đầu của thập kỷ 540 đánh dấu sự kết thúc của một thời đại huy hoàng.

Justinianus_I

Thân mẫu Vigilantia
Kế nhiệm Justinus II
Tiền nhiệm Justinus I
Tên đầy đủ
Tên đầy đủ
  • Petrus Sabbatius (trước khi lên ngôi)
  • Flavius Petrus Sabbatius Iustinianus Augustus (khi là hoàng đế)
Đăng quang 1 tháng 8 năm 527
Sinh k. 482
Tauresium, Dardania,[1] lúc bấy giờ thuộc giáo khu Dacia (Cộng hoà Macedonia ngày nay[2])
Mất 14 tháng 11 năm 565
(82/83 tuổi)
Constantinopolis
Phối ngẫu Theodora
Tôn giáo Giáo hội Chalcedon
Hoàng tộc Nhà Justinianus
An táng Nhà thờ Thánh Tông đồ, Constantinopolis
Tại vị 1 tháng 8 năm 527 – 14 tháng 11 năm 565 (38 năm)
Hậu duệ
  • con gái khuyết danh
  • Ioannes (con nuôi)
  • Theodora (con nuôi)
Thân phụ

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Justinianus_I //nla.gov.au/anbd.aut-an35803615 http://www.anders.com/lectures/lars_brownworth/12_... http://www.byzantium1200.com/justinia.html http://www.pallasweb.com/deesis/constantine-justin... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://www.academia.edu/1013050/Das_Westromische_K... http://faculty.cua.edu/pennington/Law508/Roman%20L... http://www.fordham.edu/halsall/basis/procop-anec.h... http://www.tulane.edu/~august/H303/handouts/Financ... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/...