Công_Nguyên

Công Nguyên, viết tắt là CN, là thuật ngữ sử dụng để đánh số năm trong Lịch JuliusLịch Gregorius. Thuật ngữ này là gốc từ tiếng Latinh thời Trung Cổ, Anno Domini (viết tắt là AD). Từ “Công nguyên” (chữ Hán: 公元) trong tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Trung.[1] Trong tiếng Trung, “Công nguyên” 公元 là tên gọi tắt của “Công lịch kỷ nguyên” 公曆紀元.[2]Công Nguyên hay Kỷ nguyên Công lịch tính từ khi Chúa Giêsu được sinh ra. Trước thời điểm Giêsu sinh ra được gọi là Trước Công Nguyên hay "Trước Kỷ nguyên Công lịch" (viết tắt là TCN, cách sử dụng tương ứng ở phương Tây là BC, viết tắt của before Christ). Hệ thống TCN và CN được phát minh bởi Dionysius Exiguus của Scythia Minor vào năm 525, nhưng không được sử dụng rộng rãi cho đến sau năm 800.[3][4][5]Cách ghi này trong lịch Gregorian được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Nó đã trở thành tiêu chuẩn không chính thức trên phạm vi toàn cầu, được áp dụng vì các lợi ích thiết thực trong sử dụng truyền thông quốc tế, vận tải và hội nhập thương mại và được các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc công nhận.[6]