Đế_quốc_Tây_La_Mã
Đế_quốc_Tây_La_Mã

Đế_quốc_Tây_La_Mã

Đế quốc Tây La Mã là phần đất phía tây của Đế quốc La Mã cổ đại, từ khi Hoàng đế Diocletianus phân chia Đế chế trong năm 285; nửa còn lại của Đế quốc La MãĐế quốc Đông La Mã, ngày nay còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Đế chế Byzantine.Đế quốc Tây La Mã đã tồn tại gián đoạn trong nhiều giai đoạn giữa thế kỷ thứ 3 và thế kỷ thứ 5 sau chế độ "Tứ đầu chế" của Diocletianus và liên quan đến các cuộc thống nhất của các Hoàng đế Constantinus IJulianus (324 - 363). Đời Hoàng đế Valentinianus I, người Tây La Mã có vua sáng tôi hiền nên vinh hiển đánh thắng người German.[2] Theodosius I (379 - 395) là vị Hoàng đế La Mã cuối cùng cai trị một Đế chế La Mã thống nhất. Sau khi ông mất năm 395, Đế chế La Mã bị chia rẽ mãi mãi, trong đó Đế quốc Tây La Mã do người con yếu kém của ông là Hoàng đế Honorius. Triều đình Tây La Mã suy sụp, nhà vua chỉ còn nắm quyền trên danh nghĩa, trong khi quyền lực thực sự rơi vào tay của một loạt các quyền thần, mà mở đầu với đại tướng Flavius Stilicho. Ông là người lập công hiển hách đánh tan người German và người Gaul.[3] Thành La Mã bị người Đông Goth cướp phá vào năm 410.[4] Ngoài ra, đời Hoàng đế Valentinianus III, Đế quốc Tây La Mã cũng hứng chịu cuộc xâm lược của người Hun do vua Attila lãnh đạo, song đại tướng Flavius Aetius đánh tan tác quân Hun trong trận Chalons vào năm 451.[5] Nhưng rồi, đất nước ngày càng suy sụp khi Valentinianus III do tư thù đã ám sát Aetius. Đế quốc Tây La Mã chính thức cáo chung với sự kiện Hoàng đế Romulus Augustus thoái vị dưới sức ép của Odoacer vào ngày 4 tháng 9 năm 476, và không chính thức cáo chung với cái chết của cựu hoàng Julius Nepos trong năm 480.Mặc dù Đế quốc Đông La Mã đã tiến hành tái chinh phạt trong một thời gian ngắn ngủi, Đế quốc Tây La Mã vẫn không thể được khôi phục lại. Sau khi Đế quốc Tây La Mã sụp đổ, một kỷ nguyên mới bắt đầu trong lịch sử Tây Âu: đó chính là thời kỳ Trung Cổ. Vào năm 800, vị vua - chiến binh nước FrankKarl I Đại Đế được Giáo hoàng Lêô III tấn phong làm Hoàng đế - được coi là sự kiện khôi phục Đế quốc Tây La Mã.[6]

Đế_quốc_Tây_La_Mã

Đơn vị tiền tệ Tiền tệ La Mã
• 475–476 Romulus Augustulus
• 395–423 Honorius
• 395 Flavius Anicius Hermogenianus Olybrius, Flavius Anicius Probinus
Thời kỳ Cuối cổ đại
• Phân chia bởi Diocletianus 285
Quan chấp chính  
Ngôn ngữ thông dụng Latinh (chính thức)
Tiếng Hy Lạp Koine, Aquitaine, Gallia, Briton phổ thông, Goth, Tân Punic, Berber
• 476 Basiliscus, Flavius Armatus
Hiện nay là một phần của
• Romulus Augustus bị phế truất 4 tháng 9 476
Thủ đô Mediolanum
(286–402)
Ravenna
(402–476)
Tôn giáo chính Tôn giáo La Mã đến thế kỷ 4
Thiên chúa giáo sau năm 380
Chính phủ Chế độ chuyên quyền,
Tứ đầu chế
(293–313)
• 457–461 Majorianus
Vị thế Nửa phía tây của Đế quốc La Mã
• 395[1] 2.000.000 km2
(772.204 mi2)
• Phân chia bởi Valentinianus I 364
Lập pháp Viện nguyên lão
• Sự phân chia sau Constantinus I 337
• Sự phân chia sau Theodosius I 395
Hoàng đế  

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế_quốc_Tây_La_Mã http://www.newscientist.com/article/dn19968-fall-o... http://www.roman-empire.net //dx.doi.org/10.2307%2F1170959 //www.jstor.org/stable/1170959 http://www.roman-emperors.org/constaii.htm http://www.roman-emperors.org/impindex.htm http://en.wikisource.org/wiki/Nicene_and_Post-Nice... http://books.google.com.vn/books?id=DgnrxCb51xoC&d... http://books.google.com.vn/books?id=EdBEHD4XQ-0C&p... http://books.google.com.vn/books?id=qOEu4ALwR-IC&p...