Diocletianus
Diocletianus

Diocletianus

Gaius Valerius Aurelius Diocletianus[5] (khoảng ngày 22 tháng 12 năm 244[3]3 tháng 12 năm 311),[4] thường được gọi là Diocletianus, là Hoàng đế La Mã từ năm 284 cho đến năm 305.Sinh ra trong một gia đình gốc Illyria có địa vị xã hội thấp ở tỉnh Dalmatia, ông đã thăng qua các cấp bậc của Quân đội La Mã để trở thành viên chỉ huy Kỵ binh của Hoàng đế Carus. Ông được xem là một chỉ huy quân đội có hoài bão lớn lao[6]. Sau khi Carus và con là Numerian bị giết trong chiến dịch chống Đế quốc Ba Tư, Quân đội La Mã tôn Diocletianus làm Hoàng đế mới. Diocletianus đã củng cố ngôi Hoàng đế của mình bằng việc đánh bại một người con khác của Carus trong trận Margus. Với việc lên nắm Đế quyền, ông đã kết thúc cuộc khủng hoảng của Đế quốc La Mã vào thế kỷ thứ ba. Diocletianus đã bổ nhiệm bạn ông - Maximian Augustus làm đồng hoàng đế cấp cao vào năm 285. Vào Ngày 1 tháng 3 năm 293 ông lại phong tiếp GaleriusConstantius làm Caesar, đồng hoàng đế cấp dưới. Theo chính sách "Tứ đầu chế", mỗi hoàng đế sẽ cai trị một phần tư của đế quốc La Mã. Trong các chiến dịch chống lại các bộ tộc bên sông DanubeSarmatia (285-90), những người Alamanni (288), và những người đoạt ngôi ở Ai Cập (297-98), Diocletianus bảo đảm được biên giới của đế chế và củng cố Đế quyền của ông. Vào năm 299, Diocletianus tiến hành các cuộc đàm phán với nhà Sassanid của Ba Tư - một kẻ thù lâu năm của đế quốc La Mã - và đạt được một nền hòa bình lâu dài và thuận lợi.Diocletianus đã chia tách và mở rộng tổ chức dân sự và quân sự của đế chế và tổ chức lại các đơn vị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của Đế chế, thành lập chính phủ lớn nhất và quan liêu nhất trong lịch sử của Đế quốc. Ông đã thiết lập các trung tâm hành chính mới ở Nicomedia, Mediolanum, Antioch, và Trier, gần đến biên giới của Đế chế hơn cố đô Roma. Để chấm dứt sự suy thoái của chính quyền La Mã, ông củng cố lại uy quyền tối thượng của Hoàng đế.[7] Chế độ Quan liêu và quân sự tăng, các chiến dịch liên tục, và các dự án xây dựng làm tăng chi phí của nhà nước và đòi hỏi phải có một cuộc cải cách thuế toàn diện. Từ ít nhất năm 297, thuế của Hoàng đế đã được chuẩn hóa, công bằng hơn, và áp dụng ở mức thường cao hơn. Ngoài ra, cũng chính ông đã tiến hành cuộc bách hại giáo dân Ki-tô giáo hết sức tàn bạo sau năm 303, hạ sát biết bao nhiêu là người Ki-tô Giáo và hủy hoại rất nhiều Giáo đường.[7]Chính công cuộc cải cách lớn của ông đã dẫn đến sự hình thành của chế độ phong kiến châu Âu thời Trung Cổ.[7] Không phải tất cả các kế hoạch của Diocletianus đã thành công: sắc lệnh về giá tối đa (301), nỗ lực của ông để kiềm chế lạm phát thông qua kiểm soát giá cả, là phản tác dụng và nhanh chóng bị loại bỏ. Bất chấp thành tựu khi ông cai trị, hệ thống tứ đầu chế của Diocletianus sụp đổ sau khi ông thoái vị dưới sự tranh chấp quyền lực triều đại của MaxentiusConstantinus I, con trai của MaximianusConstantius. Nhưng, trong suốt 21 năm trị vì của mình, ông đã đưa Đế quốc La Mã thoát khỏi cuộc suy thoái[6].

Diocletianus

Kế nhiệm Constantius ChlorusGalerius
Tiền nhiệm Numerian
Tên đầy đủ
Tên đầy đủ
Diocles (tên đầy đủ không rõ) (từ khi sinh ra đến khi lên ngôi);
Caesar Gaius Aurelius Valerius Diocletianus Augustus (trở thành hoàng đế)[2]
Sinh khoảng 22 tháng 12 năm 244[3]
Salona, nay là Solin, Croatia
Phối ngẫu Prisca
Mất 3 tháng 12 năm 311 (tuổi 66)[4]
Aspalathos (nay là Split, Croatia)
Tại vị 20 tháng 11 năm 284 – 1 tháng 4 năm 286 (một mình)
1 tháng 4 năm 286 – 1 tháng 5 năm 305 (chức vị Augustus ở phía đông, cùng với Maximian là Augustus của phía Tây)[1]
Hậu duệ Valeria
An táng Dinh Diocletianus ở Aspalathos (nay là Split, Croatia).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Diocletianus http://www.acs.ucalgary.ca/~vandersp/Courses/texts... http://www.ancientsites.com/aw/Post/1050581 http://www.anders.com/lectures/lars_brownworth/12_... http://uwacadweb.uwyo.edu/blume&justinian/default.... http://digital.library.wisc.edu/1711.dl/DLDecArts.... http://www.ccel.org/ccel/schaff/npnf201.iii.xiii.i... http://www.forumromanum.org/literature/eutropius/t... http://www.newadvent.org/cathen/05007b.htm http://www.roman-emperors.org/carinus.htm http://www.roman-emperors.org/carus.htm