Trận_rừng_Teutoburg
Trận_rừng_Teutoburg

Trận_rừng_Teutoburg

20.000–cao nhất là 36.000 quânTrận rừng Teutoburg (tiếng Đức: Schlacht im Wald Teutoburger, Hermannsschlacht hoặc Varusschlacht), còn gọi là Trận Kalkriese,[9] đã diễn ra vào năm 9, khi một liên minh các bộ lạc người German dưới sự chỉ huy của tù trưởng Arminius (tiếng Đức: Armin) (còn được gọi là: "Hermann"), con trai của Segimerus (tiếng Đức: Segimer hoặc Sigimer) của bộ tộc Kerusk, phục kích và đại phá 3 Binh đoàn Lê dương La Mã. Với chiến công hiển hách ấy, Arminius, thanh thế lừng lẫy[10] được nhân dân Đức về sau coi là vị anh hùng dân tộc vĩ đại của mình.[11] Thất bại toàn diện này cũng là một đòn giáng sấm sét vào kế hoạch chinh phạt miền Đại Germania của Hoàng đế Augustus. Đồng thời, người La Mã không bao giờ dám nghĩ đến chuyện thôn tính miền đất này nữa. Do đó, đây được xem là một trận chiến có tầm vóc vĩ đại trong lịch sử châu Âu: chiến thắng vẻ vang của quân German đã xác lập biên giới ở sông Rhine. Và, đại thắng này cũng đánh dấu mốc hình thành lịch sử dân tộc Đức. Chiến thắng này được xem là một biểu hiện cho tinh thần yêu tự do và căm ghét kẻ xâm lăng của người tộc German, cũng như là tài mưu lược của Arminius, ông biết dựa vào địa hình thuận lợi để giáng đòn nặng nề về tinh thần vào Đế quốc La Mã.[7][12] Không những là một thắng lợi quyết định mà trận rừng Teutoburg còn mang bản chất là trận đánh "một chiều", với cái giá là hàng chục vạn chiến binh La Mã.[13] Không chỉ được xem là thất bại nặng nề nhất của các chiến binh La Mã kể từ sau trận Carrhae hồi năm 53 trước Công Nguyên,[14] đây là thất bại quan trọng của La Mã thời Augustus, và cũng là lần đầu tiên họ bị thua một "man tộc" trong một trận đánh lớn.[15][16]Trước sức tiến công của người German và thời tiết xấu cũng với địa hình thiếu thuận lợi, quân La Mã không thể nào chống trả. Quân German giành thế thượng phong và giữa lúc trời còn đổ mưa thì còn có thêm viện binh. Toàn bộ ba Binh đoàn Lê dương La Mã đều bị tiêu diệt, vả không bao giờ được khôi phục lại sau đó.[17][18] Quân La Mã chỉ có thể bị thảm sát chứ không thể nào áp dụng được kế sách của mình ở địa hình hiểm trở, và hai trong ngày sau đó quân dân German tiếp tục quét sạch tàn binh đối phương.[18][19] Bị tan tác, quân La Mã chỉ còn có một vài người lính là trốn thoát được ra khỏi trận địa và lan tin tức về thất bại kinh hoàng nhất của người La Mã trong ký ức sống.[1][19] Chỉ huy quân La Mã trong trận đánh này là Khâm sai Publius Quinctilius Varus đã tự sát do lo sợ bị quân German bắt sống.[17] Sau thảm họa Teutoburg, nhiều tù binh La Mã bị người German mang đi cúng tế chư thần[1]. Một số viên tướng La Mã cũng noi theo Varus mà kết liễu mạng sống của mình.[17] Mặc dù Arminius không tiếp nối trận đánh này bằng một đợt tấn công vào Đế quốc La Mã do mâu thuẫn nội bộ xảy ra giữa các bộ lạc German cổ đại,[18] nhưng thắng lợi của ông đã tận diệt Đạo quân Hạ Germania của La Mã, quét sạch ngoại bang ra khỏi lãnh thổ.[14][20] Thất bại bất ngờ này đã khiến cho Augustus vô vàn đau khổ[15] và không bao giờ dám cất quân đi đánh miền Germania nữa, kết liễu quá trình Bắc tiến của người La Mã trong khi bầu không khí hoảng hốt lan khắp thủ đô Roma.[1][3][18] Cũng do trận rừng Teutoburg mà ông trở nên mất tin tưởng vào người German trong đế quốc,[18] và trận rừng Teutoburg ám ảnh ông đến cả khi lâm chung.[14] Một hệ quả của thất bại quyết định đó là sau này, người La Mã luôn bám sát theo chính sách bảo vệ biên thùy sông Rhine.[7]Sự áp dụng chiến thuật "đánh, chạy rồi lại đánh" của người German cổ trong trận đánh này đã gây thiệt hại lớn cho quân La Mã[18]. Sử cũ La Mã dù coi ông là kẻ "phản nghịch" với chính quyền La Mã[14], nhưng cũng phải ca ngợi người thắng trận rừng Teutoburg là vị anh hùng giải phóng của man tộc German cổ đại,[14] và quả thật đại thắng của ông đã làm thay đổi cả lịch sử nhân loại[10]. Đại thắng của ông tại rừng Teutoburg cũng có thể là khởi nguồn của truyền thống quân sự Đức, và cũng chứng tỏ rằng ông là người Đức đầu tiên đánh đuổi quân xâm lăng trong lịch sử nước này.[2][21] Sau khi đập tan quân La Mã, ông cũng thu hồi mọi pháo đài, đồn bót và thành phố mà người La Mã lập ra ở mạn Đông sông Rhine.[15] Do thắng lợi to lớn này bảo vệ các giá trị cổ truyền của người Teuton, nó mang ý nghĩa quan trọng đến sự hình thành dân tộc Đức.[22] Sau này, chiến thắng quyết định của Arminius tại rừng Teutoburg có ảnh hưởng sâu đậm đến chủ nghĩa dân tộc Đức, được biết bao văn nghệ sĩ dân tộc ca tụng, và chính quyền Đức Quốc xã cũng nêu gương ông và chiến thắng rừng Teutoburg như một biểu tượng của sức mạnh dân tộc Đức trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm.[18][23][24]

Trận_rừng_Teutoburg

Thời gian tháng 9 năm 9 (chính xác thời gian không rõ)
Địa điểm Osnabrück, Hạ Sachsen
Kết quả Thắng lợi quyết định của người German [1][2]
Quân La Mã phải rút lui khỏi Germania, sông Rhine được xác lập là biên giới của La Mã[3].
Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời giantháng 9 năm 9 (chính xác thời gian không rõ)
Địa điểmOsnabrück, Hạ Sachsen
Kết quảThắng lợi quyết định của người German [1][2]
Quân La Mã phải rút lui khỏi Germania, sông Rhine được xác lập là biên giới của La Mã[3].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_rừng_Teutoburg http://www.ancientlibrary.com/smith-bio/1092.html http://www.ancientlibrary.com/smith-bio/3099.html http://www.britannica.com/EBchecked/topic/107997/C... http://www.clades-variana.com http://books.google.com/books?id=fqSWGm67D44C&pg=P... http://www.nujournal.com/page/content.detail/id/50... http://www.sacred-texts.com/cla/tac/a12020.htm http://www.smithsonianmag.com/history-archaeology/... http://www.unrv.com/provinces/germania.php http://www.youtube.com/watch?v=QHzMVQx4GMs