Trận_Dunkerque
Trận_Dunkerque

Trận_Dunkerque

 Anh Quốc PhápChiến tranh kỳ quặc • Saar • Heligoland Bight1940Luxembourg • Hà Lan • Bỉ • Pháp • Anh • Sư tử biển1941-1943CerberusDonnerkeil • St Nazaire • Dieppe1944-1945Overlord (Normandie • Paris)  • Dragoon • Từ Paris đến sông Rhine (Market Garden) • Ardennes • Tiến vào nước ĐứcMặt trận oanh tạcHà Lan
Maastricht • Hague • Rotterdam • Grebbeberg • Afsluitdijk • Ném bom Rotterdam • ZeelandBỉ
Eben-Emael • Hannut • Gembloux • Louvain • LysTrận Dunkerque (hay Trận Dunkirk) là một trận đánh quan trọng nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra tại xã Dunkerque, Pháp từ ngày 26 tháng 5 cho đến ngày 4 tháng 6 năm 1940 giữa quân đội Đồng MinhĐức Quốc xã, một phần của Trận chiến nước Pháp thuộc Mặt trận phía Tây. Trước sức ép tấn công tới tấp của Đức, các lực lượng Đồng Minh đã phải vừa đánh đỡ vừa rút lui ra bãi biển và mở cuộc tháo chạy khổng lồ theo đường biển về Anh Quốc. Lực lượng tham chiến trong trận đánh bao gồm Cụm Tập đoàn quân số 1 Anh-Pháp do tướng Georges Maurice Jean Blanchard chỉ huy và các Cụm Tập đoàn quân A, B (Đức) lần lượt do 2 tướng Gerd von Rundstedt va Fedor von Bock chỉ huy.[2][3]Sau thời kỳ chiến tranh kỳ quặc, trận chiến nước Pháp bùng nổ ngày 10 tháng 5 1940. Từ phía đông, quân Đức thuộc Cụm Tập đoàn quân B xâm chiếm Hà Lan và tràn sang Bỉ, vượt qua phần lớn hệ thống phòng ngự biên giới của hai nước này trước khi quân Đồng Minh kịp đến. Tổng tư lệnh tối cao quân đội Đồng Minh là tướng Pháp Maurice Gamelin liền cho thực hiện kế hoạch Dyle và đưa ba đội quân cơ giới là các Tập đoàn quân số 1 và số 7 của Pháp, cùng Lực lượng Viễn chinh Anh tiến vào Bỉ, tới tuyến sông Dyle chống giữ với quân Đức. Kế hoạch này đặt nhiều hy vọng vào việc tuyến phòng thủ Maginot dọc theo biên giới Pháp-Đức có thể cản được bước tiến của đối phương, nhưng ngày 14 tháng 5, Cụm Tập đoàn quân A của Đức đã chọc thủng tuyến phòng thủ tại Ardennes và nhanh chóng từ Sedan tiến về phía tây ra eo biển Manche, thực hiện đòn lưỡi hái theo như kế hoạch Manstein đánh bọc sườn quân Đồng Minh.[4]Đồng Minh mở nhiều cuộc phản kích, nổi bật là trận Arras, nhưng không cản nổi sức tấn công của địch. Quân Đức tiếp tục tràn tới và đến ngày 20 tháng 5 thì ra đến eo biến, cô lập 3 tập đoàn quân Pháp, Lực lượng Viễn chinh Anh và quân đội Bỉ với các lực lượng còn lại của Pháp ở phía nam. Sau khi ra tới biến, quân Đức tiến lên phía bắc dọc theo bờ biển, đe dọa đánh chiếm các bến cảng và tiêu diệt các lực lượng Anh, Pháp trước khi họ có thể sơ tán. BoulogneCalais lần lượt thất thủ, chỉ còn lại Dunkerque là cảng duy nhất chưa bị chiếm.Trong lúc tình thế càng lúc càng khó khăn cho phe Đồng Minh, thì lực lượng xe tăng chủ lực Đức đột nhiên dừng lại theo mệnh lệnh ngừng tiến quân ban xuống, đây là một trong những quyết định gây tranh cãi nhất trong toàn bộ cuộc chiến. Hai đại tướng Gerd von RundstedtGünther von Kluge - chứ không phải Adolf Hitler như nhiều người vẫn lầm tưởng - cho rằng quân thiết giáp Đức quanh Dunkerque nên ngừng tiến để củng cố lại, và được Hitler phê chuẩn ngày 24 tháng 5. Sự trì hoãn 3 ngày đã giúp quân Đồng Minh có đủ thời gian tổ chức chiến dịch sơ tán ra biển và xây dựng hệ thống phòng ngự bảo vệ cảng. Bất chấp những nỗ lực ngăn cản của không quân Đức, cuối cùng hơn 330.000 quân sĩ Đồng Minh suýt bị bắt làm tù binh đã may mắn được cứu thoát.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Dunkerque http://www.britishpathe.com/record.php?id=84564 http://www.dynamo-dunkerque.com/ http://spitfiresite.com/2010/05/battle-of-britain-... http://www.historyofwar.org/articles/operation_dyn... http://news.bbc.co.uk/1/hi/uk/8701830.stm http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/8689964.stm http://www.bbc.co.uk/history/worldwars/wwtwo/dunki... http://www.bbc.co.uk/history/worldwars/wwtwo/dunki... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Operat... https://books.google.com.vn/books?id=WjoiVWGQ9HYC&...