Thời_đại_đồ_đồng_đá

Thời đại đồ đồng đá hay thời đại đồng đá, thời kỳ đồ đồng đá, thời kỳ đồng đá, nguyên gốc từ cụm từ trong tiếng Hy Lạp χαλκόςλίθος (khalkoslithos nghĩa là đồng đá), tại một số nước châu Âu được gọi là Copper Age (Anh)/Edad del Cobre (Tây Ban Nha)/Aevum cupri (La tinh)/Kupfersteinzeit (Đức)/Медный век (Nga) v.v đều có nghĩa là thời kỳ /đại đồ đồng [kim loại]. Tuy nhiên cụm từ thời đại đồ đồng trong tiếng Việt lại được dùng để chỉ giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn này. Trong các văn bản khoa học còn có thể gọi là Eneolithic (Æneolithic). Nó là một giai đoạn trong sự phát triển các nền văn hóa của con người, trong đó việc sử dụng các công cụ bằng kim loại đã xuất hiện, cùng với việc sử dụng các công cụ bằng đá.Thời kỳ này là giai đoạn chuyển tiếp bên ngoài hệ thống ba thời đại kinh điển, và nó diễn ra giữa thời đại đồ đá mớithời đại đồ đồng. Nó biểu hiện ở chỗ đồng chưa được khai thác nhiều và các cố gắng đầu tiên trong việc tạo hợp kim của đồng với thiếc và các kim loại khác đã diễn ra khá sớm, làm cho việc phân biệt các nền văn hóa và/hoặc thời kỳ đồng đá khác biệt là rất khó.Sự xuất hiện của nghề luyện kim đã diễn ra đầu tiên ở Vùng lưỡi liềm màu mỡ (bao gồm Levant, Lưỡng Hà cổ đại, Ai Cập cổ đại), nơi các nền văn hóa đã chuyển vào thời đại đồ đồng từ thiên niên kỷ 4 TCN. Sự phát minh độc lập và hạn chế của luyện kim tại Trung Mỹ tiền-Columbus hình thành trong thế kỷ 7 không được coi là gắn liền với giai đoạn "đồng đá".Thời đại đồng đá ở Trung Đông và Kavkaz bắt đầu vào cuối thiên niên kỷ 5 TCN và kéo dài khoảng một thiên niên kỷ trước khi chuyển qua giai đoạn đồ đồng sớm. Sự chuyển tiếp của thời đại đồng đá sang thời đại đồ đồng ở châu Âu diễn ra khoảng 1 thiên niên kỷ muộn hơn, vào khoảng cuối thiên niên kỷ 4-3 TCN.Theo Parpola[1], các nét tương đồng đồ gốm của văn minh sông Ấn, miền nam Turkmenistan và miền bắc Iran trong giai đoạn 4300–3300 TCN của thời đại đồng đá cho thấy tính lưu động và thương mại đáng kể.